Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcCông nghiệp ô tô: Cơ hội phải đi cùng chính sách

Công nghiệp ô tô: Cơ hội phải đi cùng chính sách

Quy hoạch và chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trước bối cảnh chỉ còn chưa đầy 4 năm nữa (năm 2018), thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ thị trường ASEAN về Việt Nam sẽ bằng 0%, Việt Nam cần làm gì để phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Ông Vũ Quang Tâm, Phó TGĐ Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) trao đổi với VOV.VN về vấn đề này.

Công nghiệp phụ trợ tạo động lực

PV: Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ô tô tại Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về các quyết định mới được ban hành?

Ông Vũ Quang Tâm: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cùng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã nêu rõ về quan điểm, chiến lược, mục tiêu, định hướng, một số giải pháp và cơ chế chính sách cho ngành ô tô đến năm 2035.

Quy hoạch cũng như Chiến lược lần này đã thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ là phải phát triển ngành ô tô, một ngành được coi là tạo động lực thúc dẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đây là dấu mốc quan trọng và là cơ sở cho ngành ô tô nói chung, cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô Việt Nam nói riêng có định hướng, kế hoạch phát triển trong thời gian tới.

PV: Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô đang đứng trước những khó khăn gì thưa ông?

Ông Vũ Quang Tâm: Khó khăn của bất cứ nhà sản xuất ô tô trong nước nào cũng gặp phải đó là ngành công nghiệp phụ trợ của chúng ta còn non trẻ, năng lực thấp kể cả về kỹ thuật công nghệ và khả năng tài chính do đó các sản phẩm làm ra sẽ không có tính cạnh tranh cao về chất lượng và giá thành so với các sản phẩm nhập ngoại.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ô tô kể cả các nhà sản xuất có thương hiệu lớn trên thế giới khi đầu tư vào Việt Nam cũng chưa có các chương trình, dự án đầu tư lớn, có chiều sâu, với các cam kết và các chiến lược phát triển lâu dài.

Vấn đề đặt ra là, các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam và họ hoàn toàn đủ khả năng đầu tư các dự án lớn như vậy. Do vậy, cần phải có các dự án đầu tư quy mô lớn cho sản xuất ô tô, đó sẽ là động lực để các nhà đầu tư khác tham gia phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các dự án.

PV: Trong Chiến lược và Quy hoạch cũng đã xác định phát triển công nghiệp phụ trợ là nòng cốt. Vậy theo ông, lĩnh vực công nghiệp phụ trợ nào cần được chú trọng?

Ông Vũ Quang Tâm: Đúng là sẽ không có ngành công nghiệp sản xuất ô tô đích thực nếu không có ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, với hàng ngàn chi tiết trên mỗi chiếc xe ô tô thì công nghiệp phụ trợ là cả một lĩnh vực rất lớn với sự tham gia của nhiều ngành khác như công nghiệp cơ khí, điện, điện tử…

Theo kinh nghiệm từ thực tế sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ của VEAM, chúng ta nên tập trung ban đầu vào phát triển các sản phẩm cơ khí như thùng xe, các chi tiết thân vỏ, bánh răng và trục sau đó tiến tới hộp số, cầu, động cơ ô tô…

oto

Chính sách nhất quán và đủ ổn định

PV: VEAM có những khuyến nghị như thế nào về cơ chế, chính sách có thể tạo ra bước đột phá chiến lược cho ngành công nghiệp ô tô?

Ông Vũ Quang Tâm: Để triển khai hiệu quả chiến lược, quy hoạch với các mục tiêu rất cụ thể này chúng ta cần nhanh chóng đưa ra các kế hoạch hành động với các cơ chế chính sách phù hợp, đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Để tạo bước tiến mạnh mẽ và lâu dài cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, nên có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, nhất quán và đủ ổn định trong cả hai lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ ô tô, trên quan điểm là tạo ra môi trường thuận lợi một cách có định hướng cho cả hai lĩnh vực này.

Với lĩnh vực sản xuất (bao gồm cả sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ), trước hết phải nâng cao năng lực sản xuất ô tô, trên quan điểm thu hút được các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới tham gia với những cam kết, lộ trình cụ thể để chúng ta tận dụng các nguồn lực, học hỏi được kỹ thuật công nghệ và kỹ năng quản lý của họ cũng như có điều kiện để nâng cao năng lực, nâng cao sản lượng.

Với lĩnh vực tiêu thụ, cần đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu. Để phát triển thị trường nội địa cần phải có các chính sách đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng xe và người mua xe như hỗ trợ về tín dụng, lãi suất để kích cầu, nâng sản lượng tiêu thụ, rà soát, điều chỉnh các loại thuế và phí sử dụng ô tô theo xu hướng, minh bạch, ổn định, có lộ trình cụ thể, hạn chế việc tăng phí.

Về xuất khẩu, cần đặc biệt quan tâm, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm của mình. Sản phẩm xuất khẩu phải được hiểu không chỉ là sản phẩm ô tô nguyên chiếc mà bao gồm cả các cụm linh kiện phụ tùng của ngành công nghiệp phụ trợ.

Trong thời buổi hội nhập kinh tế như hiện nay, đây là phương án rất hiệu quả dể các nhà sản xuất tăng sản lượng cũng như tăng năng lực sản xuất. Doanh nghiệp có sản phẩm tham gia xuất khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế, cơ chế, chính sách.

Thiết thực hơn, nhà nước cần xem xét điều chỉnh mức thuế, cách tính thuế nhập khẩu của các doanh nghiệp sản xuất ô tô khi tham gia xuất khẩu nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo vov.vn

Từ khoá: công nghiệp, ô tô, cơ hội, chính sách

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007430128
Go to top