Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcViệt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới

Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới

kinh te mo cua

Việc tham gia và thực thi các cam kết về cắt giảm thuế quan theo lộ trình trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) cho thấy Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế có độ mở lớn nhất khu vực và thế giới. Đó là các đánh giá được đưa ra tại hội thảo “Đánh giá tác động của các cam kết cắt giảm thuế quan trong các FTAs” do Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) phối hợp với Chương trình cải cách kinh tế Australia-Việt Nam tổ chức ngày 26/10 tại Hà Nội.

Việt Nam hiện là thành viên của 15 FTAs thế hệ mới, trong đó bao gồm các đối tác lớn chiếm hơn 80% tỷ trọng thương mại của Việt Nam. Theo bà Nguyễn Phương Linh, Trưởng phòng hội nhập tài chính đa phương (Vụ Hợp tác quốc tế), trong số 15 FTAs đến nay đã có 4 FTAs hoàn thành cam kết cắt giảm thuế quan bao gồm: Việt Nam-ASEAN; ASEAN - Trung Quốc; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN – Ausralia –NewZealand. Còn lại các FTAs khác vẫn đang trong quá trình hoàn thành.

Cụ thể đối với ASEAN-Ấn Độ theo cam kết đến năm năm 2024 tỷ lệ dòng thuế cắt giảm về 0% đạt 74%; tương tự ASEAN-Nhật Bản là 87% vào năm 2025; Việt Nam-Nhật Bản 92% vào năm 2026; Việt Nam-Chi Lê là 89% vào năm 2029; Việt Nam-Hàn Quốc là 88% vào năm 2029; Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu đạt 87,1% vào năm 2027; CPTPP đạt 98,02% vào năm 2034; ASEAN-Hồng Kông, Trung Quốc đạt 72% vào năm 2032; Việt Nam-Liên minh châu Âu đến năm 2035 tỷ lệ dòng thuế cắt giảm về 0% đạt 100%; RCEP đến năm 2056 đạt 85,6-90,3%; Việt Nam-Anh vào năm 2035 với tỷ lệ đạt 100%. “Việc tham gia vào các FTAs cho thấy nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn”, bà Linh nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về kết quả đạt được, chuyên gia đến từ Chương trình cải cách kinh tế Australia-Việt Nam TS Lê Quang Thuận cho biết,  FTAs thế hệ mới không chỉ giới hạn trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ mà còn mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử. Tác động chủ yếu trong thực thi các FTAs nhằm tạo ra thương mại, mở rộng thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hướng đến kết quả thực hiện FTAs, bao gồm nhận thức của DN; khuôn khổ pháp lý, khung chính sách kinh tế vĩ mô trong nước; năng lực quản lý, điều hành của Chính phủ và công tác quản lý, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với DN: trình độ phát triển kinh tế của quốc gia; khả năng thích ứng của DN...  

Theo đánh giá của ông Thuận, sau thời gian thực hiện các FTAs, cơ cấu xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm xuất khẩu thô; nhập khẩu chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, xuất khẩu và các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, điện tử. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu so GDP tăng (kim ngạch xuất nhập khẩu gấp 2 lần so với GDP). Nhờ đó, Việt Nam trở thành một trong những nước có độ mở thương mại cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Cán cân thương mại cân bằng và từng bước đạt thặng dư.  

Tuy vậy, việc thực thi các FTAs cũng cho thấy, mức độ tập trung thương mại cao chủ yếu vẫn tập trung vào một số đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN…  Đáng nói hơn, FTAs khiến hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào DN FDI, nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ông Thuận dẫn chứng từ mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện  thoại và linh kiện- nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (28%) trong cơ cấu nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là nhóm mặt hàng có mức thuế suất khá thấp, trung bình 6,9% tại biểu thuế MFN nhưng mức độ tận dụng ưu đãi FTAs của nhóm này chỉ đạt 1%.

Đồng tình với nhận định này, đại diện Công ty Deloite cho biết, việc tận  dụng ưu đãi thuế quan mới chỉ tập trung vào một số FTAs và ở một số thị trường nhất định. Đơn cử như với ASEAN, tỷ lệ sử dụng C/O để tận dụng thuế quan trong ATIGA khi nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN chỉ đạt khoảng 4%.

Số liệu của Vụ Hợp tác quốc tế cũng cho thấy, chỉ có 14% số DN hiểu rõ và vận dụng được cam kết trong các FTAs; 12% DN hiểu toàn bộ nội dung; 63% DN chỉ hiểu một số nội dung của các cam kết... Năm 2022 là thời điểm Chính phủ phải ban hành các nghị định biểu thuế FTAs giai đoạn 2022-2027 để thực hiện các hiệp định đã ký kết. Là cơ quan chủ trì thực hiện các cam kết về thuế xuất khẩu nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong các FTAs, quan điểm của Bộ Tài chính khi soạn thảo các nghị định này là thực hiện đúng các cam kết; đảm bảo tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, bao gồm việc tuân thủ Hiệp định hải quan ASEAN về việc áp dụng danh mục AHTN 2022; tuân thủ đúng quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu; tuân thủ nguyên tắc xây dựng thuế suất khi chuyển đổi trong các FTAs… đảm bảo bảo lợi ích và bảo lưu cam kết thuế quan của Việt Nam. Dự kiến, các nghị định biểu thuế FTAs giai đoạn 2022-2027 sẽ có hiệu lực vào ngày 10/12/2022.

Nguồn: Tạp chí Thuế Nhà nước

Từ khóa: nền kinh tế, độ mở

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007406789
Go to top