Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTrung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. HCM tổ chức thành công Hội thảo “Xu thế điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay – Kinh nghiệm xử lý dành cho các bên liên quan”

Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. HCM tổ chức thành công Hội thảo “Xu thế điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay – Kinh nghiệm xử lý dành cho các bên liên quan”

hoithao3107-2

Với xu hướng bảo hộ đang trỗi dậy ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, tần suất và sự phức tạp trong các vụ việc sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại đang ngày càng gia tăng. Nhiều quốc gia có xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như là công cụ hiệu quả để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần chủ động trong việc tìm hiểu thông tin và có giải pháp nhằm ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại đến từ các nước lớn trên thế giới.

Ngày 26/07 vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. HCM phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Xu thế điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay – Kinh nghiệm xử lý dành cho các bên liên quan”. Với nội dung hữu ích và thiết thực, Hội thảo đã thu hút sự quan tâm tham dự của gần 100 đại biểu đến từ các Sở/ngành, Viện/trường công tác trong lĩnh vực có liên quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trên địa bàn thành phố.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay hầu hết các quốc gia khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đều cam kết dỡ bỏ hoặc cắt giảm các chính sách bảo hộ trong nước. Tuy nhiên, theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay trong các FTA , các quốc gia vẫn được phép sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước các hành vi thương mại không lành mạnh hay sự gia tăng đột biến hàng nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.

Số liệu của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương cho thấy, tính đến tháng 6 năm nay đã có 130 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong số đó, Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng điều tra nhiều nhất với 25 vụ việc; Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ hai với 20 vụ; Ấn Độ 15 vụ và EU là 14 vụ việc.

Tại Hội thảo, Bà Phạm Châu Giang, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, tại Việt Nam, trước đây trung bình mỗi năm có khoảng 10 vụ việc phòng vệ thương mại nhưng trong 5 năm gần đây đã tăng lên 13 đến 14 vụ việc/năm. Riêng 7 tháng đầu năm 2018 đã có 10 vụ việc được khởi xướng điều tra đối với hàng hóa từ Việt Nam. Mới nhất là ngày 25/7, Malaysia đã khởi xướng điều tra vụ việc lẩn trốn thuế chống bán phá giá với mặt hàng thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam, do nghi ngờ sản phẩm thép này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những con số trên cho thấy, phòng vệ thương mại đang có xu hướng gia tăng và tác động không nhỏ tới hoạt động thương mại quốc tế. Hơn nữa, các biện pháp phòng vệ hiện nay không đơn giản như trước mà được núp bóng dưới nhiều hình thức, lý do khác nhau như để bảo đảm an ninh quốc gia hay vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Trong phần trình bày tại Hội thảo, Bà Trần Thị Lan Hương, Phòng xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, các nước khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất là các nước phát triển và có kim ngạch nhập khẩu hàng hóa lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU.... Phạm vi đối với sản phẩm bị điều tra ngày càng rộng và đa dạng, bao gồm cả những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao như: thép, dệt may, thủy sản đến các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu thấp như bật lửa, vôi, đinh thép... Theo bà Lan Hương, việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đã ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam cần chủ động tìm hiểu pháp luật; xu hướng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu; đa dạng hóa thị trường và danh mục mặt hàng xuất khẩu để phòng tránh thiệt hại khi bị áp thuế phòng vệ thương mại.

hoithao3107-1

 

Hình: Các diễn giả tham gia Phiên Thảo luận & hỏi đáp tại Hội thảo

(Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Văn Hải, Luật sư cao cấp, công ty Luật YKVN; Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng, Cục Phòng vệ thương mại; Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam)

Tại Phiên Thảo luận và Hỏi đáp, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cũng có cùng quan điểm như trên. Ông Hòe khuyến nghị các doanh nghiệp, ngành hàng nên chủ động phòng tránh sự cố bị điều tra, các vụ kiện chống bán phá giá. Vì khi doanh nghiệp bị điều tra, vụ việc sẽ kéo dài, có khi một vụ việc lên đến vài chục năm, gây tốn kém chi phí, thiệt hại đến doanh nghiệp.

Theo Bà Phạm Châu Giang, Việt Nam đã có 9 trường hợp áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu nước ngoài, tuy nhiên doanh nghiệp trong nước vẫn chưa phát huy hết hiệu quả trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Với vai trò là cơ quan chuyên trách điều tra các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, Cục Phòng vệ Thương mại cam kết sẽ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xem xét, lập hồ sơ điều tra đối với các sản phẩm nhập khẩu có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng cho các doanh nghiệp.

Kết thúc Hội thảo, nhiều đại biểu tham dự đã đánh giá cao những thông tin và kiến thức thực tiễn mà chương trình đã mang lại, để công tác truyền thông thông tin về hội nhập quốc tế được hiệu quả, Trung tâm Hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tương tự trong thời gian tới./.

Nguồn: CIIS – Ngọc Bích

Từ khóa: CIIS, phòng vệ thương mại, xu hướng bảo hộ, cạnh tranh không lành mạnh.

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409531
Go to top