Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnPhổ biến thông tin về các Hiệp định thương mại tự do tại TP. HCM

Phổ biến thông tin về các Hiệp định thương mại tự do tại TP. HCM

Hinh HT-DSC 0086

Triển khai Nghị quyết số số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhằm tăng cường phổ biến thông tin tới các cơ quan và doanh nghiệp về kết quả đàm phán ccác hiệp định kinh tế-thương mại quan trọng, ngày 28/12 Bộ Công Thương và Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội nhị phổ biến thông tin về một số hiệp định thương mại tự do mới ký kết hoặc vừa kết thức đàm phán tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đến tham dự hội nghị có hơn 300 đại biểu tham dự là lãnh đạo, cán bộ công chức các sở ngành, quận huyện, các doanh nghiệp lớn và đại diện của các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế cho biết các nước tham gia đàm phán Hiệp định kỳ vọng TPP sẽ là một mô hình mới cho hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư, có khả năng xử lý một số vấn đề lớn đang đặt ra cho thương mại quốc tế vào đầu thế kỷ 21, và nếu có thể thì biến TPP thành hạt nhân để hình thành một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cũng tại hội nghị thông tin về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu đã được ông Trần Thanh Hải Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương trình bày, theo đó, đối với các cam kết về hàng hóa, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương. Về phía Liên minh Kinh tế Á - Âu, khu vực này dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi về thuế quan đặc biệt với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thủy sản. Phía Việt Nam cũng đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh Kinh tế Á - Âu đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... Ông Hải cũng cho biết đây là FTA đầu tiên của khối Liên minh Kinh tế Á-Âu vì vậy cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang có quan hệ không tốt với các nước phương Tây, “Các doanh nghiệp Việt Nam giống như một mình một chợ”, ông Hải nhận định.

Về kết quả đàm phán của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa Biên, Bộ Công Thương cho biết:

Về cắt giảm thuế

Với Hoa Kỳ, vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực, khoảng 98% kim ngạch XK nông, thủy sản và 75% kim ngạch XK hàng công nghiệp (không bao gồm dệt may) được miễn thuế NK. Với Canada, khoảng 77% dòng thuế nông sản, 100% dòng thuế thủy sản được miễn thuế NK ngay khi HĐ có hiệu lực. Với Nhật, khoảng 88% kim ngạch XK nông, thủy sản được miễn thuế NK ngay khi HĐ có hiệu lực.

Ta cam kết xóa bỏ thuế NK đối với 66% dòng thuế ngay khi HĐ có hiệu lực, và 86,5% dòng thuế sau 3 năm. Các mặt hàng còn lại có lộ trình từ 5 đến 10 năm. Một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, lộ trình trên 10 năm hoặc duy trì HNTQ, ví dụ ô tô con dưới 3000 cc, thịt gà, sắt thép có lộ trình 10 năm hoặc hơn, thịt lợn từ 7-9 năm.

Về thuế XK

Chỉ riêng Malaixia và Việt Nam bảo lưu được một số mặt hàng. Ta duy trì thuế XK với dầu thô, than đá sản xuất trong nước và tinh quặng quý hiếm.

Về hàng dệt may

Ngay khi HĐ có hiệu lực, hầu hết dòng thuế hoặc được xóa bỏ thuế hoàn toàn, hoặc giảm 50%. Các dòng thuế còn lại có lộ trình cắt giảm dài hơn.

Hàng dệt may phải theo quy tắc “từ sợi trở đi” nhưng để đáp ứng yêu cầu hưởng ưu đãi thuế ngay ta được hưởng:

Danh mục “nguồn cung thiếu hụt”, tức là được nhập một số chủng loại vải từ nước ngoài TPP để làm ra sản phẩm may nhưng vẫn được hưởng ưu đãi thuế.

Cơ chế “1 đổi 1”, tức là nhập 1 mét vải bông của Hoa Kỳ thì được nhập 1 mét vải ở ngoài TPP để sản xuất quần XK vào Hoa Kỳ mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế.

Về dịch vụ và đầu tư

Mở cửa thị trường: chủ yếu như WTO hoặc một số FTA đã ký, mở hơn ở lĩnh vực viễn thông (cho phép thành lập 100% vốn nước ngoài ở dịch vụ không gắn hạ tầng mạng sau 5 năm), cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo, hỗ trợ logistics, bỏ ENT với bán lẻ sau 5 năm...

Chấp nhận cơ chế nhà đầu tư kiện chính phủ (ISDS).

Chấp nhận ràng buộc chính sách hiện hành trong các lĩnh vực như năng lượng, đất đai, nhà ở….

Về lao động:

Cam kết xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động.

Cam kết đảm bảo điều kiện lao động liên quan tới lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn lao động.

Cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở. Tổ chức này có thể lựa chọn gia nhập TLĐ hoặc đăng ký với cơ quan Nhà nước và chỉ được hoạt động sau khi được chấp thuận. Sau 5 năm kể từ khi HĐ có hiệu lực, có thể thành lập ở cấp cao hơn.

Về sở hữu trí tuệ

Đồng ý áp dụng tiêu chuẩn cao của TPP theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển. Lộ trình tính theo số năm, chủ yếu với các nghĩa vụ khó nhất (dược phẩm), theo đó khi kết thúc lộ trình khi VN ở trình độ phát triển khá, ví dụ GDP bình quân khoảng 10.000 USD/năm thì mới phải thực hiện.

Với các nghĩa vụ còn lại, chủ yếu là về vấn đề thực thi, ta yêu cầu lộ trình hợp lý để chuẩn bị. Theo đó, ta đồng ý sửa đổi một số VBPL như Luật SHTT, Bộ luật HS để cho phép xử lý hình sự một số hình thức xâm phạm quyền SHTT, bao gồm một số hình thức mới như câu trộm cáp TH, không xâm phạm ở quy mô thương mại, không thu lợi bất chính nhưng gây thiệt hại lớn cho người sở hưu quyền SHTT.

Ngoài ra tại hội nghị các báo cáo viên của Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch đầu tư cũng đã trình bày các vấn đề về cam kết thuế của Việt Nam trong các Hiệp định FTA và vấn đề Mua sắm chính phủ trong Hiệp định TPP và Việt Nam – EU.

Bế mạc hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cũng như của Việt Nam trong 30 năm đổi mới, hội nhập vừa qua cho thấy mặt thuận lợi là mặt cơ bản, chủ yếu, rủi ro và thách thức là có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức rủi ro và hành động để phòng chống rủi ro, vượt qua thách thức.

NT-TTWTO

Từ khóa: Phổ biến thông tin, Hiệp định thương mại tự do, TP.HCM

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412940
Go to top