Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTONghiên cứuBáo cáo chuyên đề: Tiếp cận thị trường giày dép EU

Báo cáo chuyên đề: Tiếp cận thị trường giày dép EU

giaydep

Liên minh châu Âu (EU) là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Với tổng dân số 437.9 triệu người và thu nhập bình quân đầu người 32,113.92 USD/người (tính đến năm 2020), EU ngày càng đóng vai trò là một đối tác thương mại chiến lược quan trọng của nước ta.

Sản phẩm giày dép là một trong những mặt hàng công nghiệp có lợi thế xuất khẩu trong Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định 1137/QĐ-TTg năm 2017) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Những định hướng quan trọng đã giúp Ngành giày dép đạt được những lợi thế cạnh tranh và ngày càng tăng trưởng. Hiện tại, giá trị xuất khẩu giày dép Việt Nam đang xếp vị trí thứ 2 trên thế giới và ở thị trường EU, chỉ sau Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU bao gồm các loại giày dép da, giày dép vải, và giày dép làm từ cao su/nhựa.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2020 đã góp phần tạo động lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, chuyển đổi hình thức sản xuất với sự gia tăng hàm lượng công nghệ cho hàng hóa xuất khẩu. Theo Hiệp định, EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế ngay lập tức cho khoảng 37% mặt hàng giày dép của Việt Nam bao gồm các loại giày chống thấm cao su/nhựa, dép lê và dép đi trong nhà, nguyên phụ liệu ngành giày dép; và giảm thuế theo lộ trình từ 3-7 năm cho các mặt hàng còn lại (phần lớn là các loại giày dép mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu).

Bên cạnh các lợi thế có được, sản phẩm giày dép Việt Nam hiện cũng đối mặt với nhiều thách thức đi kèm như việc đáp ứng các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ và các rào cản phi thuế quan về kỹ thuật đối với các loại mặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trường EU. Thêm vào đó, phần lớn nguyên phụ liệu và máy móc đầu vào để sản xuất giày dép Việt Nam hiện nay đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm giày dép còn thấp, khiến các doanh nghiệp Việt dễ rơi vào thế bị động khi nguồn cung ứng gián đoạn do nhiều thị trường nước ngoài đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép có thể tiếp cận và mở rộng thị trường ở EU, chuyên đề “Tiếp cận thị trường giày dép EU” sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp và bạn đọc các thông tin hữu ích về nhu cầu giày dép EU và các mặt hàng giày dép có tiềm năng xuất khẩu; đồng thời cũng đánh giá thực trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam và những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, để từ đó doanh nghiệp hiểu được những cơ hội, thách thức, và định vị được doanh nghiệp mình trong thị trường EU so với các đối thủ cạnh tranh. Chuyên đề cũng nêu tổng quan xu hướng và thị hiếu người tiêu dùng ở EU, hướng dẫn các quy định về xuất khẩu và cung cấp thông tin về kênh phân phối, để giúp doanh nghiệp mới dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường.

Thông tin chi tiết Tiếp cận thị trường giày dép EU tại: Tiep_can_thi_truong_giay_dep_EU.pdf

Nguồn: CIIS

Từ khóa: giày dép, EU

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007410786
Go to top