Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANNâng cao quan hệ tương hỗ để thúc đẩy đầu tư của Trung Quốc vào khối ASEAN

118e82db ca65 4f77 a4c1 f8d43c59aaf7

Việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng Trung - Mỹ đang gia tăng. Mới đây, tờ Nikkei có trụ sở tại Nhật Bản đã liệt kê một số dự án đầu tư mới của Trung Quốc sang các nước ASEAN, cho rằng Trung Quốc vượt mặt Mỹ nhằm "làm suy yếu Mỹ trong cuộc đua tranh sức ảnh hưởng trong khu vực".

Theo báo cáo, Trung Quốc đã đầu tư vào một nhà máy pin mặt trời trị giá 10,1 tỷ USD ở Malaysia và một đường cao tốc trị giá 5,1 tỷ USD ở Lào. Thật vậy, Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước Đông Nam Á; nhưng sự đầu tư tăng mạnh từ Trung Quốc trong khu vực được dựa vào mối quan hệ tương hỗ giữa hai bên, hơn là  “cuộc chạy đua tạo tầm ảnh hưởng”.

Vào năm 2020, vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã giảm trầm trọng 35% và FDI vào các nền kinh tế Đông Nam Á giảm 25%; tuy nhiên, một số thống kê cho thấy đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đã tăng 52,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên đến 14,36 tỷ USD.

Với Hiệp định Đối tác Tinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết vào tháng 11 năm ngoái, dự kiến ​​hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.

Trên thực tế, Mỹ cũng là một nhà đầu tư lớn ở các quốc gia Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng đầu tư hàng năm ở khu vực này là 10% trong suốt thập kỷ qua, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên, đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và công nghệ cao, mà chưa chú trọng nhiều vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trong khi đây mới chính xác là một trong những điểm yếu lớn nhất kiềm hãm sự phát triển của khu vực.

Ngược lại, Trung Quốc và các thành viên ASEAN có sự bổ trợ to lớn trong hợp tác cơ sở hạ tầng – lĩnh vực mà Trung Quốc có lợi thế hàng đầu về kinh nghiệm xây dựng, sự chuyên nghiệp cũng như nguồn vốn đầu tư.

Mặc dù Mỹ cùng với các nước G7 khác gần đây đã triển khai sáng kiến ​​“Xây dựng lạiThế giới Tốt đẹp hơn” tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, thiết lập chiến lược và nguồn vốn đầu tư và được đánh giá là đối thủ của “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc”, nhưng sáng kiến khó có thể thành công vì họ phải đối mặt với nhiều thách thức để khuyến kích sự tham gia của vốn tư nhân.

Một sự thật hiển nhiên là rất khó để khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vì muốn đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và chấp nhận thời gian thu hồi vốn lâu hơn.

Trong khi đó, hợp tác cơ sở hạ tầng đầy hứa hẹn không phải là động lực duy nhất cho việc tăng cường quan hệ kinh tế của Trung Quốc và ASEAN; vì là láng giềng gần gũi, cả Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN có lịch sử hợp tác sâu sắc và lợi thế bổ trợ của các cơ cấu kinh tế và công nghiệp.

Không chỉ vậy ASEAN đã vượt qua EU để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc vào năm ngoái.  Theo một báo cáo do Ngân hàng Standard Chartered thực hiện, với việc RCEP có hiệu lực trong tương lai gần, thì khoảng 90% các công ty Trung Quốc được khảo sát cho thấy ý định tăng tốc đầu tư vào các nước ASEAN.

Cho dù Mỹ có ý định tăng đầu tư vào khu vực này hay không, thì tăng trưởng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN được thúc đẩy bởi sự hợp tác kinh tế đầy hứa hẹn của cả hai bên. Trung Quốc hoan nghênh việc các quốc gia phát triển tăng cường đầu tư để giúp các nền kinh tế đang phát triển trong thời kỳ phục hồi sau COVID, nhưng việc tung ra “các trò chơi có tổng bằng không” (zero-sum games) đối với Trung Quốc trong khu vực là không phù hợp với sự phát triển của khu vực và các thành viên ASEAN hiểu rõ về điều đó.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của Global Times, không phản ánh quan điểm của trang hoinhap.org.vn

Nguồn: Global Times

Từ khóa: ASEAN, lợi thế bổ trợ, hạ tầng, tăng cường đầu tư, phục hồi, vốn tư nhân, sáng kiến

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402228
Go to top