Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPCPTPP - cơ hội và thử thách cho Việt Nam

CPTPP - cơ hội và thử thách cho Việt Nam

vietnamCPTPP bắt nguồn từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPSEP) (còn được gọi là P4) được ký năm 2005 bởi 4 quốc gia Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Đến tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản cùng tham gia đàm phán, lập nên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quá trình đàm phán TPP kết thúc vào năm 2015 bằng một hiệp định được thống nhất bởi 12 nước; tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2017, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp định. Bằng một số điều chỉnh, bao gồm việc trì hoãn thực thi 20 điều khoản trong TPP với hi vọng Hoa Kỳ sẽ quay trở, 11 thành viên còn lại trong TPP vẫn tiếp tục tiến lên phía trước bằng việc thành lập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP. Sau khi hoàn tất nội dung và được Quốc hội các nước phê chuẩn, dự kiến vào tháng 3 năm 2018, CPTPP ẽ chính thức trở thành vùng kinh tế lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với dân số hơn 460 triệu người, đóng góp 14% GDP toàn thế giới và chiếm 1/6 trong tổng thương mại toàn cầu.

Hiệp định được kỳ vọng sẽ thiết lập ra một khuôn khổ chung cho thương mại tự do trong khu vực, nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài và xúc tiến cải cách thể chế ở các nước trong khu vực. Lợi thế cơ bản đầu tiên của CPTPP chính là các quốc gia đàm phán đều là những nước cam kết mạnh mẽ với tiến trình tự do hóa thương mại. Dựa trên các tài liệu đã được công bố, có thể thấy CPTPP là hiệp định mang tính kiểu mẫu cho thế kỷ 21, bởi vì quy mô và tầm ảnh hưởng của nó vượt xa so với các Hiệp định khác trong khu vực và trên thế giới.

Nếu xét về năng lực cạnh tranh, quy mô kinh tế và hệ thống thể chế hiện nay còn chưa hoàn thiện, thật ngạc nhiên khi Việt Nam đã tham gia rất tích cực vào CPTPP. So với các quốc gia thành viên khác, Việt Nam là nền kinh tế kém cạnh tranh nhất và có hệ thống pháp lý lỏng lẻo. Mặc dù đã có kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế 20 năm qua, Việt Nam vẫn thiếu kinh nghiệm cọ sát thực tiễn trong môi trường hội nhập và cạnh tranh cao. Việt Nam chỉ mới làm quen với các FTA thế hệ đầu, với các cam kết mở cửa và áp lực cải cách là dễ chấp nhận đối với một nền kinh tế đặc thù và đang trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam.

Trong khi đó, quy định trong CPTPP được đánh giá là vượt xa khả năng đáp ứng của nền kinh tế Việt Nam. Vậy thì, động cơ gì để thôi thúc Việt Nam gia nhập CPTPP?

Lợi ích của Việt Nam khi gia nhập CPTPP

Nhìn chung, CPTPP có mức độ tự do hóa thương mại cao. Một điểm cộng nữa là một vài nước thành viên trong Hiệp định có quy mô kinh tế lớn. Vì vậy, tham gia CPTPP rõ ràng sẽ củng cố thêm sức mạnh kinh tế cho Việt Nam so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại, cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nếu chỉ tính riêng về triển vọng kinh tế, Việt Nam là quốc gia sẽ đạt được lợi ích lớn nhất từ CPTPP.

Đầu tiên, CPTPP này sẽ tạo ra cơ hội để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng lợi thế của Việt Nam (như dệt may, da giày, sản phẩm và thiết bị điện tử), thông qua các ưu đãi thuế, cộng với kinh nghiệm tích lũy được khi xuất khẩu ngày càng nhiều vào các thị trường trong Hiệp định.

Thứ hai, CPTPP hứa hẹn sẽ giúp thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc được tiếp cận các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada cộng với cam kết rõ ràng hơn trong việc cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ biến Việt Nam trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Hơn nữa, việc nằm trong khuôn khổ của CPTPP sẽ giúp Việt Nam có thể thu hút được lượng lớn vốn đầu tư đến từ các nước thành viên trong các tổ chức kinh tế khu vực như AFTA và ACFTA mà Việt Nam là thành viên.

Thứ ba, tham gia Hiệp định sẽ mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Việc mở rộng các ngành xuất khẩu trọng điểm như dệt may, da giầy, đánh bắt cá, … sẽ giúp kích thích thu nhập trong các ngành sản xuất nội địa tăng trưởng, nhờ đó, góp phần gia tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Thứ tư, Việt Nam sẽ có cơ hội hình thành một cấu trúc kinh tế toàn diện hơn. CPTPP sẽ thôi thúc các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư trong khu vực đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ để tạo ra nguồn nguyên liệu địa phương, đáp ứng quy định về hàm lượng khu vực trong các quy tắc xuất xứ tiêu chuẩn cao của Hiệp định.

Thứ năm, tham gia CPTPP mở ra cơ hội để Việt Nam hoàn thiện thể chế vận hành nền kinh tế thị trường. CPTPP thiết lập nên một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và vì thế sẽ không nhân nhượng hành vi vi phạm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi vì các đòi hỏi về minh bạch hóa chính sách trong CPTPP rất cao so với nhiều hiệp định khác, CPTPP có thể trở thành một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam tiến hành cải cách thị trường và thể chế, một cách toàn diện và triệt để.

Thách thức dành cho Việt Nam khi tham gia CPTPP

Trong số các quốc gia tham gia CPTPP, Việt Nam có trình độ phát triển thấp nhất. Thế nên, khi gia nhập hiệp định này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các thách thức lớn.

Đầu tiên, cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam không nhất quán với các điều khoản trong CPTPP. Nền kinh tế vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi, các ngành công nghiệp hỗ trợ còn yếu kém. Về quy tắc xuất xứ, các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu vẫn chưa thể khai thác hết các ưu đãi từ CPTPP bởi nguồn đầu vào của sản xuất không đến từ trong nước.

Thách thứ thứ hai đến từ sự ì ạch trong cộng đồng doanh nghiệp. Khả năng thích nghi với kinh tế thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn kém. Việc thiếu một chiến lược đầu tư hiệu quả cho các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như mãi bám vào gia công truyền thống sẽ khiến cho lợi ích tổng thể của nền kinh tế bị suy giảm.

Thứ ba, Nội dung về doanh nghiệp nhà nước trong CPTPP sẽ hạn chế vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Về cơ bản, điều này sẽ tạo áp lực để cải cách doanh nghiệp nhà nước. Áp lực này chỉ mang ý nghĩa tích cực khi lợi ích của việc cải cách là cho cộng đồng. Nếu CPTPP chỉ đơn thuần vì mục đích kinh tế - thương mại (phi chính trị), sẽ không ai phản đối cải cách trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

Thử thách thứ tư là hàng hóa trong nước phải cạnh tranh với hàng hóa đến từ các nước thành viên trong CPTPP. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang được nhà nước bảo hộ kỹ bằng mức thuế nhập khẩu cao. Còn khi tham CPTPP, thuế quan nhập khẩu trong thời gian tới sẽ giảm dần về 0. Nếu nhìn vào cơ cấu xuất khẩu của các nước thành viên CPTPP, chúng ta có thể thấy trước được ngành công nghiệp ô tô và nông nghiệp của Việt Nam là hai ngành gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi nghề làm nông của Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún, không đủ sức cạnh tranh với các đối thủ truyền thống lớn mạnh và giàu kinh nghiệm.

Khó khăn thứ năm mà Việt Nam phải đối mặt đó chính là các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong CPTPP rất nghiêm ngặt. Các nước vốn chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ rất dễ phải đối mặt với rủi ro bị kiện ra tòa vì vi phạm quy định này. Hơn nữa, yêu cầu tăng cường mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các phát minh, bản quyền và thương hiệu có thể dẫn đến tình trạng giá thuốc men leo thang và tạo nên gánh nặng về chi phí y tế cho các nước mới nổi như Việt Nam. Ngoài ra, các biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ liên quan đến sinh học cũng ảnh hưởng đến khu vực nông nghiệp – khu vực hoạt động của 60% dân số Việt Nam. Giá các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, … sẽ tăng đáng kể, làm đội giá thành nói riêng và giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chúng.

Các biện pháp

Muốn cải tổ kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì việc tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới là không được chậm trễ. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần phải làm gì để lộ trình hội nhập trong thời gian tới được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Trước tiên, cải cách hành chính và đấu tranh chống tham nhũng là những việc quan trọng nhất. Nền kinh tế thị trường chỉ có thể hoạt động và phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, kinh tế Việt Nam chưa thực sự tạo ra được một môi trường như vậy. Trong khi đó, vấn nạn tham nhũng đã tạo điều kiện cho lợi ích nhóm hoành hành và bóp méo các chính sách quốc gia về hàng hóa. Nếu không cải cách các thủ tục hành chính, nếu như tình trạng quan liêu và nhũng nhiễu vẫn còn diễn ra, thì mức độ minh bạch trong quản lý sẽ bị kiềm hãm.

Thứ hai, cải cách môi trường pháp lý và chính sách để đáp ứng tiêu chuẩn chung trong CPTPP là một việc làm khó khăn cho Việt Nam. Nhưng về lâu dài, những cải cách trong môi trường thể chế theo hướng phù hợp với quy tắc quốc tế là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù điều chỉnh hệ thống chính sách theo quy định của CPTPP là một quá trình khó khăn và tốn kém, các cam kết này vẫn được xem là “lực đẩy” từ bên ngoài để cung cấp thêm động lực cho các nỗ lực bên trong quốc gia, tiến đến một môi trường thể chế minh bạch và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, Việt Nam cần thiết phải đẩy mạnh truyền thông đến mọi tầng lớp dân chúng, đặc biệt là doanh nghiệp và những người tham gia vào chu kỳ sản xuất ở nông thôn. Nếu như không nhanh chóng cập nhật kiến thức và thông tin về CPTPP đến người nông dân, có thể dẫn đến tình trạng mất thị trường, áp lực cạnh tranh cao và thậm chí là khiến họ gặp bất lợi về mặt pháp lý trong tranh chấp và kiện tụng.

Thứ tư, cải cách doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải pháp cốt lõi. Trong bối cảnh kinh tế và dân số đều đang tăng trưởng, thì số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là khá khiêm tốn. Đây là một trở ngại chính trong phát triển kinh tế, việc làm, tạo tính cạnh tranh cho thị trường và dịch chuyển nguồn lực ra khỏi xã hội.

Trước thực tế nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu việc làm cao, việc phát triển loại hình doanh nghiệp như trên sẽ phù hợp không chỉ với năng lực nội tại của Việt Nam mà còn phù hợp với các mục tiêu ưu tiên trong CPTPP. Vì vậy, Việt Nam cần thiết phải cải cách doanh nghiệp nhà nước từ tận gốc rễ và tạo ra cho doanh nghiệp môi trường kinh doanh minh bạch hơn.

Tác giả: Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thành Nam – Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội

Nguồn: Lược dịch từ Modern Diplomacy

Từ khóa: CPTPP, Việt Nam, cơ hội, thách thức, biện pháp

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404398
Go to top