Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Cam kết về thể chế

 

Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải điều chỉnh một số lĩnh vực thể chế kinh tế phù hợp với các hiệp định WTO, Việt Nam thực hiện Cam kết về doanh nghiệp nhà nước; Cam kết về minh bạch chính sách, pháp luật; Cam kết về quyền kinh doanh; Cam kết về chính sách xuất nhập khẩu; Cam kết về sở hữu trí tuệ. Mặc dầu về nguyên tắc khi gia nhập WTO, Việt Nam phải điều chỉnh một số lĩnh vực thể chế kinh tế phù hợp với các hiệp định WTO. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đưa ra một số cam kết cụ thể:

 

Cam kết về doanh nghiệp nhà nước: Các doanh nghiệp nhà nước sẽ hoàn toàn hoạt động theo tiêu chí thương mại, Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và không coi mua sắm của doanh nghiệp nhà nước là mua sắm chính phủ.
Cam kết về chính sách ngoại hối và thanh toán: Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách tài chính-tiền tệ, ngoại hối và thanh toán tuân thủ các quy định có liên quan của WTO và IMF, xóa bỏ việc kết hối ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu,  cho phép công dân Việt Nam và người nước ngoài được đổi ngoại tệ để phục vụ tiêu dùng cá nhân hoặc chuyển lợi nhuận hợp pháp về nước.

 

Cam kết về minh bạch hóa chính sách, pháp luật: các cơ quan tư pháp (cơ quan xét xử) độc lập trong xét xử; minh bạch hóa tất cả các quy định có liên quan hoặc ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ, bao gồm cả các quy định về cấp phép (nếu có). Các cơ quan quản lý Nhà nước độc lập với các doanh nghiệp và không chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp. Công bố công khai dự thảo của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của WTO để các tổ chức, cá nhân thực hiện góp ý trong thời hạn tối thiểu là 60 ngày, đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí hoặc trang tin điện từ (websites) của các bộ, ngành.

 

Cam kết về quyền kinh doanh: công nhận quyền xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoại trừ các mặt hàng như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí. Cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Cam kết bỏ hạn chế nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua không quá 30% vốn điều lệ của một doanh nghiệp Việt Nam (trừ ngân hàng). Cho phép các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được tự thoả thuận trong điều lệ về tỷ lệ đa số cần thiết để thông qua các quyết định.

 

Cam kết về chính sách xuất nhập khẩu: Bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa đối với doanh nghiệp trong nước, bãi  bỏ các yêu cầu về tỉ lệ xuất khẩu, tỉ lệ nội địa hóa đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Điều chỉnh mức thu phí và lệ phí theo đúng chi phí của dịch vụ được cung ứng.
Cam kết về chính sách thuế nội địa và phí, lệ phí: điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia không phân biệt sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Điều chỉnh mức thu phí và lệ phí theo đúng chi phí của dịch vụ được cung ứng. Việc thu phí và lệ phí không nhằm tăng ngân sách và không được phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

wto-vn

Cam kết về sở hữu trí tuệ: Việt Nam cam kết ban hành quy định xử lý hình sự đối với hành vi giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả ở quy mô thương mại; quy định việc thu giữ và tiêu hủy các sản phẩm xâm phạm cũng như nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất ra sản phẩm xâm phạm cho các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục hình sự. Áp dụng trực tiếp Điều 11bis của Công ước Berne quy định tổ chức phát sóng khi sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng không phải xin phép nhưng phải đảm bảo quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả và người sở hữu sản phẩm trí tuệ. Cam kết sử dụng phần mềm máy tính hợp pháp trong các cơ quan Nhà nước Việt Nam;

 

Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong thời hạn là 12 năm (hạn chót là ngày 31 tháng 12 năm 2018). Trước thời điểm trên, nếu Việt Nam chứng minh được với thành viên WTO nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì thành viên WTO đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường" đối với Việt Nam.

 

Cam kết áp dụng thống nhất các hiệp định WTO trên toàn bộ lãnh thổ kể cả các "đặc khu kinh tế" sẽ tuân thủ đúng các quy định của WTO và các cam kết của ta về trợ cấp bị cấm, thuế nội địa, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại và các quy định khác.
Các cảm kết gia nhập có hiệu lực ràng buộc cao nhất trong hệ thống các “luật lệ” của WTO.

 

Với việc ra đời của tổ chức WTO, tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của các quốc gia thành viên đã được thúc đẩy bởi một tổ chức quốc tế chứ không còn tùy thuộc duy nhất vào việc các quốc gia tự thực hiện các hiệp định đã ký kết. Nghĩa vụ thành viên đòi hỏi các nước phải đầu tư nguồn lực và có chiến lược thích đáng cho một “cuộc chơi” liên tục nhằm đạt được lợi ích lớn nhất.

 

Cơ chế ra quyết định trên cơ sở đồng thuận, tính chất điều hành bởi các thành viên, cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính pháp lý và sự công khai minh bạch chính sách của các nước thành viên với nhau thông qua rà soát chính sách của WTO  tạo cho các thành viên là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, một vị thế bình đẳng hơn trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, việc vận dụng các cơ hội này như thế nào còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng của từng quốc gia.

 

TP

Từ khóa: Cam kết, lĩnh vực, thể chế, kinh tế

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402101
Go to top