Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOVăn kiện cam kếtCơ chế giải quyết tranh chấp (DSU)

Cơ chế giải quyết tranh chấp (DSU)

 

Cơ chế giải quyết tranh chấp là một trong các điểm khác biệt quan trọng giữa WTO và GATT. Trong khi GATT giải quyết tranh chấp theo một cơ chế nhiều bên thì các thành viên WTO đã giao quyền (delegate) cho một cơ quan giải quyết tranh chấp duy nhất là DSB (Dispute Settlement Body). DSB bao gồm đại diện của tất cả các thành viên WTO. Nếu các nước thành viên không tự giải quyết được tranh chấp trong quá trình tham vấn thì DSB sẽ thành lập Ban Hội thẩm (Panel) bao gồm từ 5-7 thành viên là các chuyên gia không có quốc tịch của quốc gia tranh chấp hoặc của quốc gia cùng trong một liên minh thuế quan hoặc thị trường chung với quốc gia tranh chấp.

 

Ban Hội thẩm là một cơ chế ad hoc (lâm thời) cho từng vụ tranh chấp cụ thể. Về danh nghĩa, nhiệm vụ của Ban Hội thẩm là soạn thảo báo cáo để DSB thông qua, nhưng thực chất chính Ban Hội thẩm chính là cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong báo cáo giải quyết tranh chấp, Ban Hội thẩm phải đánh giá chứng cứ, nêu lên các điểm pháp lý liên quan đến các hiệp định của WTO. Nếu quốc gia tranh chấp không nhất trí với báo cáo của Ban Hội thẩm có quyền yêu cầu phúc thẩm.

co-che

Cơ quan Phúc thẩm (AB- Apellate Body) là cơ quan thường trực do DSB thành lập gồm 7 thành viên không được đại diện cho bất kỳ lợi ích của quốc gia nào. Cơ quan Phúc thẩm chỉ xem xét vấn đề pháp lý, việc giải thích luật trong báo cáo của Ban Hội thẩm mà không được phép đánh giá lại chứng cứ hoặc xác định vấn đề mới. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm là cuối cùng và phải được DSB thông qua. Các báo cáo giải quyết tranh chấp của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm được DSB thông qua theo cơ chế đồng thuận ngược (negative concensus) nghĩa là chỉ có thể bác bỏ báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm nếu toàn thể thành viên của DSB đồng ý.  Việc giao quyền cho một cơ quan tài phán, cơ chế đồng thuận ngược trong việc thông qua báo cáo giải quyết tranh chấp đã làm cho tiến trình giải quyết tranh chấp mang tính chất chính trị của GATT trở thành một tiến trình pháp lý, hạn chế được sự chi phối của bất kỳ quốc gia có thế lực nào đối với việc giải quyết tranh chấp. Mặc dù vậy, tiến trình giải quyết tranh chấp mang tính pháp lý của WTO lại đòi hỏi các quốc gia đang phát triển phải đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa vào việc đào tạo các chuyên gia pháp lý đủ khả năng vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

 

Ngoài việc giải quyết tranh chấp công bằng, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, thông qua các báo cáo giải quyết tranh chấp của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, còn cụ thể hóa các khái niệm pháp lý, làm rõ các quy định trong các hiệp định của WTO. Việc thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm bởi DSB bao gồm tất cả các thành viên của WTO và việc các Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm thường xuyên áp dụng lại các điểm pháp lý của các vụ tranh chấp đã giải quyết đã biến các báo cáo giải quyết tranh chấp trở thành nguồn của các “luật lệ của WTO”.

 

TP

Từ khóa: Cơ chế, giải quyết, tranh chấp, DSU

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401767
Go to top