Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcCơ quan Phúc thẩm WTO bác bỏ kháng cáo của Việt Nam về vụ DS429

Cơ quan Phúc thẩm WTO bác bỏ kháng cáo của Việt Nam về vụ DS429

tom3Cơ quan Phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ban hành phán quyết về vụ tranh chấp (DS429) của Việt Nam cáo buộc Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ nước này.Phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm cũng giải quyết khiếu nại của Việt Nam đối với luật pháp Mỹ và các hành động của Bộ Thương mại Mỹ (DOC).

Xem xét lại phán quyết của Ban hội thẩm WTO

Các tranh chấp ban đầu liên quan khiếu nại của Việt Nam đối với các quyết định cuối cùng của DOC trong nhiều "rà soát" hành chính về lệnh áp thuế chống bán phá giá. Ngoài ra, Việt Nam cũng có các khiếu nại liên quan đến tính hợp lệ của các quyết định chống bán phá giá của DOC trong việc hết hạn rà soát ảnh hưởng đến sản phẩm cùng loại. Khiếu nại khác đưa ra bởi Việt Nam trước Ban Bồi thẩm WTO về phương pháp quy về không "zeroing" của DOC; thực hành quá tay của DOC đối với các nền kinh tế được coi là phi thị trường (NME); và mục 129 (c) (1) của Đạo luật thực thi các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay(URAA).

Mục 129 URAA tạo ra một cơ chế quản lý việc thực thi các quy định của WTO liên quan đến điều tra bảo vệ thương mại. Đặc biệt, điều 129 (c) (1) quy định rằng điều 129 này chỉ áp dụng với các tờ khai hải quan vào hoặc sau ngày Đại diện Thương mại Mỹ chỉ thị cho DOC để thu hồi hoặc thực hiện một quyết định theo điều 129.

Ban Bồi thẩm WTO tìm thấy, không tính những điều khác, rằng (i) Việt Nam đã thất bại khi không chứng minh được rằng DOC áp dụng phương pháp zeroing giản đơn trong quá trình rà soát hành chính là "một biện pháp chung và tương lai của áp dụng phương pháp này có thể không phù hợp"bản thân như vậy – (as such)"; (ii) Việc áp dụng phương pháp zeroing đơn giản của DOCđể tính toán biên độ phá giá cho các nhà xuất khẩu tôm của Việt Nam là vi phạm Điều 9.3 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO (Hiệp định AD); (iii) thực hành của DOC về giả định rằng tất cả các nhà sản xuất ở một nước NME đều thuộc về một thực thể quốc gia độc lập và việc ấn định một tỷ lệ biên độ phá giá ho tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu là không phù hợp với các Điều 6.10 và 9.2 của Hiệp định AD; (iv) Việt Nam đã thất bại trong việc chứng minh rằng mục 129 (c) (1) của URAA là không phù hợp khái niệm "như vậy" trong các Điều 1, 9.2, 9.3, 11.1, và 18.1 của Hiệp định AD; và (v) Mỹ vi phạm Điều 11.2 và 11.3 Hiệp định AD liên quan đến quyết định tính toán biên độ chống bán phá giá không hợp lý của DOC mà vi phạm quy định của WTO cũng như các động thái của nó trước các yêu cầu thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá của một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không được kiểm tra riêng lẻ.

Phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm

Ngày 06 tháng 01 năm 2015, Việt Nam đã thông báo cho Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) của ý định kháng cáo phán quyết của Ban Bồi thẩm WTO. Trong văn bản kháng cáo, Việt Nam tuyên bố rằng Ban Bồi thẩmđã vi phạm Điều 11 của Hiệp định về các Qui tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp WTO (DSU) do đã ra phán quyết rằng Việt Nam đã thất bại trong việc chứng minh rằng mục 129 (c) (1) của URAA đã ngăn cản việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB đối với mục chưa bút toán trước đó. Ngoài ra Việt Nam cũng phản đối phán quyến của Ban Bồi thẩm WTO rằng Việt Nam đã không chứng minh được mục 129 (c) (1) là không phù hợp với khái niệm "bản thân như vậy" tại các Điều 1, 9.2, 9.3, 11.1, và 18.1 của Hiệp định AD.

Cơ quan Phúc thẩm giữ nguyên khung phân tích của Ban bồi thẩm khi phúc tra lại phán quyết Việt Nam đã thất bại khi tuyên bố rằng điều 129 (c) (1) đã không, trong và của chính nó, ngăn cản việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của WTO đối với các mục chưa bút toán trước.

Cơ quan Phúc thẩm cũng bác bỏ tuyên bố của Việt Nam khi cho rằng Ban bồi thẩm đã không dựa trên các yếu tố khác nhau về ý nghĩa và hiệu quả của điều 129 (c) (1) trong việc xem xét và đưa ra phán quyết. Kết quả là, Cơ quan Phúc thẩm thấy rằng Việt Nam đã không chứng minh được Ban bồi thẩm vi phạm Điều 11 của DSU. Do đó, Cơ quan Phúc thẩm không cần phải giải quyết yêu cầu của Việt Nam về mục 129 (c) (1) là không phù hợp với khái niệm "bản thân như vậy" tại các Điều 1, 9.2, 9.3, 11.1, và 18.1 của Hiệp định AD.

Theo Reuter - PT

Từ khóa: Cơ quan Phúc thẩm, WTO, bác bỏ, kháng cáo, Việt Nam, vụ DS429

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404920
Go to top