Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcẤn Độ dọa kiện EU lên WTO về lệnh cấm nhập khẩu rau và trái cây

Ấn Độ dọa kiện EU lên WTO về lệnh cấm nhập khẩu rau và trái cây

Gần đây, EU đã cấm nhập khẩu xoài Alphoso và 4 loại rau từ Ấn Độ sau khi phát hiện ruồi dấm có trong các lô hàng. Đây không phải điều lần đầu tiên xảy ra và chắc chắn sẽ không phải là lần cuối cùng. Thương mại quốc tế dựa trên nguyên tắc có đi có lại và bất kỳ khi nào có một bên làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng bên bị ảnh hưởng rõ ràng sẽ trả đũa. Ấn Độ đã hành động tương tự đối với đồ uống có cồn, sôcôla… nhập khẩu từ nước ngoài.

Đối với lệnh cấm nhập khẩu rau và trái cây của EU, Ấn Độ đe dọa sẽ đưa vấn đề này ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, đây là động thái rõ ràng nhất của Ấn Độ và cho thấy rằng các trao đổi ngoại giao đã rơi vào thất bại.

Đã có nhiều trường hợp cho thấy rằng cơ chế chính thức giải quyết tranh chấp thương mại không phải lúc nào cũng hiệu quả và điều này cũng đúng đối với các tranh chấp khác. Nếu buộc phải lựa chọn hình thức này, vấn đề là chúng ta sẽ ở trong tình trạng không chắc chắn cho đến khi tất cả các cơ hội phúc thẩm đã đóng lại. Đồng thời, cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức là tiến trình 1 chiều và một khi đã lựa chon đi theo cách này nghĩa là không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ theo phán quyết cuối cùng được đưa ra.

Cách quan trọng và hiệu quả hơn trong trường hợp này là sử dụng sức mạnh để thương lượng và đưa ra quyết định có lợi cho các bên mà không cần sử dụng đến cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức. Đàm phán chính là chìa khóa và để tối đa hóa lợi ích trong đàm phán, điều cần thiết là tất cả các cá nhân liên quan cần trau dồi kỹ năng đàm phán, đặt lợi ích của người dân Ấn Độ cũng như vị trí quốc gia lên trên hết.
Kinh nghiệm cho thấy, Ấn Độ đã không đạt được những lợi ích tốt nhất trong các cuộc đàm phán quốc tế. Có nhiều lý do nhưng chủ yếu là sự thiếu rõ ràng về một số lập trường chính trị, trong trường hợp hiện tại điều này khá rõ ràng. Một lý do khác là sự thiếu tự tin của chúng ta xuất phát từ sự không thống nhất trong các quy định về tiêu chuẩn sản phẩm phổ biến. Đáng ngạc nhiên là điều này cũng xảy ra đối với ngành dược phẩm, Ranbaxy, Supertech Noida là một những ví dụ và giờ đây là trường hợp của trái cây và rau quả.

Cần thời gian để đạt được những tiêu chuẩn cao và nghiêm khắc nhưng quan trọng là cần thiết lập tiêu chuẩn cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ, không chỉ đối với hàng hóa xuất khẩu mà còn áp dụng đối với tiêu dùng nội địa.

Một cách thiên kiến, chúng ta có thể lập luận rằng sản phẩm của Ấn Độ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và EU cấm nhập khẩu sản phẩm là hành động sai trái, tuy nhiên bên trong chúng ta đều biết bằng cách nào các lô hàng đã được thông quan mà không có các biện pháp kiểm tra thích hợp và đầy đủ. Giám sát cẩu thả và thông quan các lô hàng chất lượng thấp là phạm pháp.

Dư luận Ấn Độ thật sự rùng mình khi nghĩ đến cơ chế thông quan hàng hóa nhập khẩu cho tiêu dùng trong nội địa mà nhiều cơ quan truyền thông đã đưa tin với sự xác nhận của nhiều nhà nghiên cứu rằng hàm lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản và nhiều loại hóa chất độc hại khác cao hơn nhiều so với các quy định về dư lượng tối đa. Thị trường Ấn Độ đang tràn ngập các loại trái cây và rau quả như thế và được tiêu thụ hàng ngày bởi hàng triệu người dân trong nước và tất nhiên gần như không có bất kỳ cơ chế nào để kiểm soát hiệu quả vấn đề này.

Trong bối cảnh đó, thật sự không thuyết phục khi Bộ trưởng và các quan chức chính phủ bàn về phản ứng cần thiết trước lệnh cấm nhập khẩu hoa quả và trái cây từ Ấn Độ của EU. Tiêu chuẩn hàng hóa xuất nhập khẩu là khách quan và hàng hóa Ấn Độ buộc phải tuân thủ, điều này cũng áp dụng đối với hàng hóa muốn xuất khẩu vào Ấn Độ. Hướng đến các tiêu chuẩn này là mục đích, tinh thần của WTO và vì lợi ích của tất cả các quốc gia trên toàn cầu.

Theo http://dnasyndication.com - PC

Từ khóa: Ấn Độ, dọa kiện EU, WTO, lệnh cấm nhập khẩu, rau và trái cây

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007430211
Go to top