Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcLối thoát để chấm dứt bế tắc WTO

Lối thoát để chấm dứt bế tắc WTO

India

Ấn Độ muốn lấy giá năm cơ sở một cách linh hoạt, giá trị trung bình trong ba năm gấn nhất, để tính toán số tiền trợ cấp nông nghiệp mà Tổ chức Thương mại Thế giới có thể chấp nhận. Nirmala Sitharaman, Bộ trưởng bộ Thương mại & Công nghiệp quốc gia nói với tờ The Telegraph trong một cuộc phỏng vấn,  rằng bà phản đối việc áp dụng  giá cơ sở từ 30 năm trước vì cho rằng điều này là bất công.

"Chúng tôi kêu gọi áp dụng năm cơ sở một cách linh hoạt... ba năm gần nhất và thay đổi theo thời gian ... chúng tôi đang cố gắng để khắc phục sự khiếm khuyết này”, Sitharaman nói.
Đây là lần đầu tiên mà Bộ trưởng đã nêu rõ việc tính toán lại một cách chính xác hơn của Ấn Độ có thể giúp giải quyết bế tắc trong vòng cuối cùng của cuộc đàm phán WTO.

Các quốc gia phương Tây lại muốn áp dụng trần cho phép trợ cấp của WTO tương đương 10% trên tổng giá trị của sản phẩm nông nghiệp ở một đất nước tính theo giá toàn cầu cố định của năm cơ sở 1986-1987.

Ấn Độ muốn đàm phán mức giá năm cơ sở này phải được thay đổi để phản ánh giá đúng thực tế.
Trợ cấp nông nghiệp  giúp đem lại mức giá thực phẩm phải chăng cho hàng triệu người nghèo ở Ấn Độ mà nếu không thì sẽ có nhiều người chết đói. Ấn Độ đã vi phạm mức trợ cấp trần lạc hậu của  WTO trong lĩnh vực lúa gạo.
Bộ trưởng cũng hy vọng Mỹ sẽ giúp Ấn Độ thể hiện các đòi hỏi này trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO. "Tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ giúp chúng tôi đồng thuận được với WTO ... trợ cấp của chúng tôi là để cứu giúp hàng triệu người nghèo, thiếu thức ăn, và nó không làm méo mó thị trường."

Ấn Độ theo đuổi đồng thời các cuộc đàm phán Hiệp định Tạo thuận lợi cho Thương mại và trợ cấp lương thực trong các cuộc đàm phán được tổ chức tại Geneva vào tháng 7 năm nay và đã bác bỏ thời hạn cuối 31 tháng 7 để kết thúc đàm phán Hiệp định Thỏa thuận thương mại thuận lợi. Hiệp định này nhằm giúp giảm bớt các thủ tục thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các thành viên WTO.

Một thỏa thuận ký tại Bali cuối tháng 12 năm ngoái đã đồng ý cho phép Ân Độ tạm thời tiếp tục thực thi kế hoạch an ninh lương thực của mình, trong khi vẫn kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục các cuộc đàm phán cho một giải pháp lâu dài hơn cho trợ cấp nông nghiệp.

Đối với các nước phát triển, 10% dựa trên dữ liệu giá của 30 trước là hợp lý vì giá lương thực không tăng nhiều ở phương Tây như  ở các nước đang phát triển và các khoản trợ cấp lại chia cho số lượng nông dân ít. Ở Mỹ chỉ có 3 triệu người làm việc trong các trang trại nhưng giá trị sản lượng lên tới 200 tỷ USD. Hạn mức trợ cấp nông nghiệp của Mỹ 10% tương đương 20 tỷ USD, và như vậy mỗi lao động nông nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp 6,666 USD.

Liên minh châu Âu, chỉ khoảng 10 triệu người làm việc trong các trang trại và khu vực nông nghiệp đóng góp khoảng 240 tỷ USD trong GDP của EU. Nhưng các khoản trợ cấp chi trả có giá trị khoảng 60 tỷ USD, tương đương khoảng 6,000 USD cho mỗi nông dân. Tuy nhiên những con số này chỉ đơn thuần là một phần của câu chuyện.

Thực tế cho thấy, tổng giá trị hỗ trợ mà chính phủ Mỹ thực chi cho khu vực nông nghiệp của mình trong năm 2012 ở mức đáng kinh ngạc là 156 tỷ USD, gấp 4 lần GDP của Kenya, 3,5  lần GDP của Ethiopia và hơn 33% GDP của Bangladesh. Ở Ấn Độ, trợ cấp không chi trả tiền trực tiếp cho nông dân mà là hỗ trợ cho người tiêu dùng. Phương thức đang áp dụng là chính phủ mua lương thực theo giá thị trường từ nông dân, lưu kho và bán cho người nghèo với một mức giá rẻ. 820 triệu người nghèo Ân Độ sẽ được mua lương thực giá rẻ từ  chi phí trợ cấp của chính phủ, ước tính khoảng 20 tỷ USD.

Theo tính toán, mức trợ cấp lương thực của Ấn Độ bình quân đầu người  đang ở mức thấp hơn 25 USD. Tuy nhiên, theo % tổng giá trị sản phẩm lương thực Ấn Độ, con số này đã  vượt qua giới hạn mức trợ cấp nông nghiệp do WTO quy định.

Lối thoát bế tắc cho WTO như Ấn Độ đề xuất, rõ ràng là hoặc cho phép khoản trợ cấp lương thực cho người nghèo nằm ngoài  hạn mức trợ cấp nông nghiệp của WTO, hoặc phải  xác định lại mức trần trợ cấp theo cách tính với giá năm cơ sở linh hoạt, như vậy mới giúp Ấn Độ có thể tiếp tục chương trình an ninh lương thực của mình để cứu người nghèo.

Theo http://www.telegraphindia.com - PT

Từ khóa: Lối thoát, chấm dứt, bế tắc, WTO, thương mại, thế giới, trợ cấp, nông nghiệp
 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007429796
Go to top