Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcThống kê sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong khuôn khổ WTO và con đường phía trước

Thống kê sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong khuôn khổ WTO và con đường phía trước

WTO

Các thành viên WTO cung cấp cho Ban Thư ký WTO với các báo cáo định kỳ 6 tháng về các trường hợp khởi xướng, các đơn kiện và các thông tin khác. Các trường hợp này có thể khác nhau (với các trường hợp nhằm bảo vệ cho phép áp dụng một cách rộng rãi đối với các sản phẩm nhập khẩu và thường áp dụng cho tất cả các nước hay với từng quốc gia riêng lẻ để chống bán phá giá hoặc áp thuế đối kháng). Từ trước đđến nay, các biện pháp khắc phục  thương mại được sử dụng nhiều nhất bởi các thành viên WTO là các biện pháp khắc phục chống bán phá giá. Từ 1995-2012, các thành viên WTO (không bao gồm Nga) đã có 4209 cuộc điều tra chống bán phá giá nhưng chỉ có có 301 trường hợp áp thuế đối kháng. Ngoài ra còn có 254 hành động tự vệ toàn cầu được khởi xướng bởi các thành viên WTO. Như vậy, chống bán phá giá chiếm 88,3% trong tổng số các vụ việc áp dụng biện pháp khắc phục thương mại, áp thuế đối kháng là 6,3%, tự vệ chiếm 5,3%.

Ít nhất 46 thành viên của WTO (27 thành viên của EU được tính là một thành viên WTO) khởi xướng một hoặc nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá trong 18 năm đầu của WTO. Trong khi Mỹ, EU, ​​Canada và Úc vẫn là những quốc gia áp dụng biện pháp khắc phục chống bán phá giá nhiều nhất, trong 18 năm đầu tiên 2 quốc gia này chiếm đến 1,328 - tương đương 31,6% tổng số vụ khởi xướng chống bán phá giá. Nếu tính cả các vụ việc do Nhật Bản, New Zealand, Israel và từng thành viên của Liên minh châu Âu (trước khi gia nhập EU của họ) khởi xướng thì số vụ việc do các nước phát triển đưa ra là 1467 vụ, chiếm 34,9% tổng số vụ việc chống bán phá giá. Tính chung các nước phát triển trong WTO chiếm khoảng 2/3 các vụ khởi xướng chống bán phá giá trong 18 năm đầu tiên (2702 hay 64,2%).

Danh sách 10 quốc gia sử dụng các biện pháp khắc phục thương mại trong khuôn khổ WTO nhiều nhất trong vòng 18 năm,  3,164 khởi xướng chống bán phá giá (75,2% tổng số):

Ấn Độ, 674 khởi xướng (16,0%)

Hoa Kỳ, 468 khởi xướng (11,1%)

Liên minh châu Âu, 450 khởi xướng (10,7%)

Argentina, 310 khởi xướng (7,4%)

Brazil, 279 khởi xướng (6,6%)

Úc, 244 khởi xướng (5,8%)

Nam Phi, 216 khởi xướng (5,1%)

Trung Quốc, 200 khởi xướng (4,8%)

Canada, 166 khởi xướng (3,9%)

Thổ Nhĩ Kỳ, 157 khởi xướng (3,7%)

Các trường hợp đã được đưa ra để chống lại 101 quốc gia (bao gồm cả các thành viên riêng lẻ của EU) trong đó có 90 trường hợp đưa ra chống lại toàn thể EU. Một số quốc gia đã phải đối mặt với một lượng lớn trường hợp bị cáo buộc. Điều đó phản ánh có sự khác biệt lớn đang diễn ra giữa hệ thống kinh tế cũng như giao dịch giữa các quốc gia thành viên WTO. Trung Quốc là quốc gia bị nhiều cáo buộc nhất – 914 cáo buộc trong 18 năm đầu tiên của WTO, chiến  21,7% tổng số cáo buộc chống bán phá giá.

Đối với việc khởi xướng điều tra thuế đối kháng chủ yếu xuất phát từ các quốc gia phát triển của WTO. Trong số 301 trường hợp, Mỹ khởi xướng 119, Liên minh châu Âu 67, Canada và Úc tương ứng là 33 và 14. Như vậy, 3 nước trên và liên minh châu Âu đã chiếm đến 77,4% tổng số vụ điều tra áp thuế đối kháng. Các đối tượng bị cáo buộc đều là các nước đang phát triển hoặc nền kinh tế mới nổi như Argentina, Brazil, Chile, Trung QUốc, Ai Cập, Ấn độ, Mexico, Pakistan, Peru, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela. Trung Quốc là quốc gia bị áp thuế đối kháng nhiều nhất và là một mục tiêu quan trọng của các nước phát triển, đặc biệt là từ năm 2004 với 62 trong tổng số 301 trường hợp (20,6%). Ấn Độ là quốc gia bị áp thuế đối kháng đứng thứ 2 với 55 trường hợp trong vòng 18 năm (18,3%).

Các trường hợp tự vệ toàn cầu (theo Điều XIX GATT và Hiệp định về biện pháp tự vệ) chống lại hàng nhập khẩu số lượng lớn (với một số trường hợp ngoại lệ theo luật quốc gia). Trong vòng 18 năm qua, phần lớn các trường hợp tự vệ đã được đưa ra bởi các quốc gia đang phát triển. Có ít thông tin tổng hợp của Ban Thư ký WTO về các biện pháp tự vệ toàn cầu, nhưng trong năm 2011-2012, đã có 36 trường hợp đã được khởi xướng: 3 của Nga, Israel 1, 2 của Ukraina, và phần còn lại của các nước đang phát triển như - Indonesia (11), Ai Cập (5), Thái Lan (2), Brazil (1), (1) Chile, Costa Rica (1), Ấn Độ (2), Jordan (1), Ma-rốc (1), Nam Phi (1), Việt Nam (1), (1) Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ (2).

Con đường phía trước

Đối với nhiều ngành công nghiệp, người lao động và cộng đồng nơi họ sinh sống và làm việc, một điều kiện tiên quyết để tăng cường tự do hóa thương mại là phải có một hệ thống pháp luật thực thi về phòng vệ thương mại để đảm bảo rằng sự méo mó của thị trường có thể được giải quyết một cách hợp lý và rằng khi một ngành công nghiệp gặp khó khăn, thì lựa chọn đầu tiên là bảo vệ công ăn việc làm và đầu tư. 

Sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quốc tế công nhận không phải là một dấu hiệu của chủ nghĩa bảo hộ và nguyên nhân gây suy yếu hệ thống thương mại quốc tế. Thay vào đó, biện pháp khắc phục thương mại là một phần không tách rời của hệ thống thương mại và có thể giúp các nước thành viên mở rộng tự do hóa của mình. Tất nhiên, biện pháp khắc phục thương mại cần được thực thi song song với các nghĩa vụ quốc tế. Trong khi có “lộ trình học hỏi” cho những quốc gia mới sử dụng, thì việc hỗ trợ kỹ thuật từ những quốc gia có nhiều kinh nghiệm và những thách thức sẽ giúp những quốc gia mới hoàn thiện hệ thống của mình để phù hợp với hệ thống chung. Một vấn đề nghiêm trọng là cần có cách tiếp cận không khoan nhượng đối với các quốc gia có các hành động lợi dụng các biện pháp khắc phục thương mại với mục đích trả thù một đối tác thương mại trong khuôn khổ WTO.

WTO là một tổ chức có nghĩa vụ phải tôn trọng tất cả các quyền và nghĩa vụ mà các thành viên đã đồng ý thiết lập nên và không có quyền bôi nhọ bất cứ một số thành viên nào. Điều này các thành viên của Ban Thư ký WTO phải hết sứ lưu ý, không được chỉ trích các thành viên sử dụng các công cụ WTO để giải quyết các vấn đề trong nước của họ. Tất cả các chính phủ nên nhấn mạnh vào tính trung lập của các công dân mình khi tham gia với tư cách là nhân viên WTO. Tổng giám đốc WTO phải đảm bảo rằng WTO luôn luôn là một môi trường trung lập. Và quan trọng hơn cả, Cơ quan Phúc thẩm của WTO (AB) cần phải cẩn trọng trong cách tiếp cận của mình khi xem xét các vấn đề phòng vệ thương mại. AB có nhiệm vụ giúp các thành viên giải quyết tranh chấp và xác định các hành động không phù hợp với nghĩa vụ rõ ràng của WTO. AB không được đóng vai trò là người tạo ra nghĩa vụ, quyền mà không có trong văn kiện WTO hoặc có thiên vị đối với người sử dụng biện pháp khắc phục thương mại. Trong thực tế, 18 năm qua các quyết định AB chưa thực hiện hết vai trò của mình và đâu đó còn có thiên vị.

Theo www.stewartlaw.com - PT

Từ khóa: biện pháp, phòng vệ, thương mại, WTO, con đường, phía trước, thống kê

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007429767
Go to top