Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcPhán quyết DS437 của WTO có phải là sự thất bại của Mỹ trước chính sách trợ cấp của Trung Quốc?

Phán quyết DS437 của WTO có phải là sự thất bại của Mỹ trước chính sách trợ cấp của Trung Quốc?

China5

Ngày 14/7/2014, WTO ra phán quyết DS437 có lợi cho Trung Quốc về một số chính sách của Bộ Thương mại Mỹ trong việc điều tra áp thuế đối kháng lên một số sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. Mặc dù đây là một trở ngại pháp lý cho Mỹ liên quan đến chính sách trợ cấp của Trung Quốc và một số nền kinh tế phi thị trường nhưng không có nghĩa Bộ Thương mại Mỹ sẽ thay đổi các chính sách của mình. Thay vào đó, chính quyền Mỹ có thể đưa vấn đề này ra Cơ quan phúc thẩm của WTO. Thậm chí nếu thất bại tại vòng phúc thẩm, Bộ Thương mại Mỹ cũng sẽ xây dựng quy tắc mới phù hợp với mục đích của WTO theo cơ chế giải quyết tranh chấp hiện hành.

Trợ cấp đối kháng là gì?

Theo luật thuế đối kháng, các khoản trợ cấp cung cấp cho các công ty mà sản phẩm được xuất sang thị trường Mỹ là “đối kháng” (nghĩa là các sản phẩm này buộc phải chịu thêm một mức thuế trước khi được tiêu thụ tại thị trường Mỹ) nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

- Là các khoản trợ cấp cá biệt chứ không phải được áp dụng rộng rãi.

- Mang tính hỗ trợ tài chính có thể đo lường được.

- Được cung cấp bởi một cơ quan chính phủ của nước ngoài (bất kể là cấp địa phương, khu vực hay quốc gia). 

Mỹ xem doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc là một “bộ phận công”

Trong những năm gần đây, Bộ Thương mại Mỹ đã áp dụng một chính sách đối với các công ty thuộc Chính phủ Trung Quốc (SOE), không phân biệt là sở hữu trực tiếp hay gián tiếp là “bộ phận công” nhằm mục đích xác định các doanh nghiệp này có được trợ cấp đặc biệt nào không, nếu không có đủ bằng chứng thuyết phục thì doanh nghiệp đó sẽ không được xem là “bộ phận công”. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất giấy mua bột gỗ từ một công ty SOE sẽ được xem là nhận trợ cấp nếu giá mua bột gỗ thấp hơn mức chi phí đầy đủ. Nghĩa vụ chứng minh được gửi đến thẳng đến doanh nghiệp sản xuất (trong một số trường hợp có thể là chính phủ Trung Quốc) để yêu cầu chứng minh các doanh nghiệp SOE không hành động như một công cụ của chính phủ, và trên thực tế các doanh nghiệp khó có thể vượt qua hay chứng minh được.

Kết quả trực tiếp từ chính sách này của Mỹ là sự gia tăng các lệnh áp thuế đối kháng lên các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ và do đó ảnh hưởng đến việc tiếp tục mua hàng từ các nhà cung cấp Trung Quốc.

Theo kết luận của Ban Hội thẩm WTO tại phán quyết DS437, việc xem các doanh nghiệp SOE của Trung Quốc là một “bộ phận công” là mâu thuẫn với nghĩa vụ quốc tế của Mỹ trong việc thực hiện quy trình áp thuế đối kháng và do đó Mỹ buộc thực hiện các bước khắc phục hậu quả để chính sách của mình phù hợp với các quy định của WTO.

Các bước đi tiếp theo

Chính phủ Mỹ có thể sẽ kháng cáo phán quyết của WTO vì họ vẫn tiếp tục làm việc tích cực để chống lại những biện pháp thương mại không công bằng từ phía Trung Quốc. Nếu Mỹ thắng ở vòng xét phúc thẩm, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì các chính sách hiện tại. Ngược lại, Mỹ buộc hoặc phải thay đổi chính sách thương mại của mình hoặc chấp nhận mức thuế trừng phạt lên sản phẩm của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Kịch bản khả dĩ nhất trong trường hợp kháng cáo không thành công là Bộ Thương mại Mỹ sẽ không xem các doanh nghiệp SOE của Trung Quốc như một “bộ phận công” nữa nhưng chính sách mới sẽ đưa đến kết quả là các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vẫn được đối xử như một phần của bộ phận công và do đó trợ cấp đối kháng vẫn có thể bị cộng dồn.

Dự báo này có vẻ phù hợp các quyết định gần đây của Bộ Thương mại Mỹ liên quan đến một số vấn đề thương mại nhạy cảm, ví dụ như vấn đề “zeroing” trong thủ tục tố tụng chống bán phá giá. Trong trường hợp “zeroing” (không cho phép bù trừ đầy đủ đối với doanh số thu được từ việc không phá giá khi tính toán biên độ phá giá), một loạt các phán quyết quả WTO đã dẫn đến việc áp dụng một số phương pháp tính toán khác so với các biện pháp trước đó của WTO, nhưng một trong số đó cuối cùng cho phép Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục áp dụng “zeroing” trong nhiều trường hợp mà không vi phạm các quy định của WTO.

Theo http://www.mondaq.com - PC

Từ khóa: Phán quyết, WTO, thất bại, Mỹ, Trung Quốc, chính sách, trợ cấp

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007428957
Go to top