Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcGPA của WTO và vấn đề minh bạch trong mua sắm công

GPA của WTO và vấn đề minh bạch trong mua sắm công

WTO1

Minh bạch trong mua sắm công – thực trạng của Việt Nam và đâu là giải pháp để tăng cường tính minh bạch trong hoạt động này là một trong những nội dung được đề cập tại Hội thảo khoa học về Hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và vấn đề gia nhập của Việt Nam do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 5/6 tại Hà Nội.

Việt Nam không thể đi ngược lại xu hướng phát triển của khu vực và thế giới, vấn đề là mức độ và phạm vi mở cửa thị trường tới đâu thì cần phải cân nhắc

Theo ông Nguyễn Thanh Tú (đại diện Bộ Tư pháp), một trong những mục đích của các đối tác phát triển thúc đẩy Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do là mong muốn Việt Nam mở cửa thị trường. Trong đó, lĩnh vực mua sắm chính phủ  (MSCP) hay còn gọi là mua sắm công được xem là một thị trường rộng lớn. Đối với những nước đang phát triển, cơ hội giao dịch trong thị trường này là đầy tiềm năng, bởi vì nhu cầu phát triển ở đây rất lớn không như ở các nước phát triển đã đạt được mức bão hòa nhất định. Đây cũng là cơ hội phát triển cho Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn mới, công nghệ mới, cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh…

Ông Nguyễn Thanh Tú cũng cho biết, ở những nước phát triển, thị trường MSCP đã đạt được sự mở cửa nhất định, tự do hóa thương mại, tuy nhiên, ở Việt Nam, mở cửa thị trường vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Từ trước tới nay, Việt Nam vẫn đang có thói quen khép kín thị trường trong nước, các giao dịch trong MSCP gần như là địa hạt chỉ dành riêng cho hàng hóa và nhà thầu trong nước. Chính vì thế, sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, hàng hóa, sản phẩm cũng như sự công khai, minh bạch trong MSCP bị hạn chế. Thậm chí, chính sự “bưng bít” thông tin, cơ chế “xin – cho” đã dần triệt tiêu tính cạnh tranh lành mạnh và là nguyên nhân gây nên tình trạng tham nhũng, tiêu cực, thất thoát vốn nhà nước, giảm hiệu quả đầu tư.

Tại Hội thảo khoa học, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề Việt Nam có nên gia nhập GPA của WTO hay không. Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần nắm bắt ngay cơ hội để cải thiện môi trường kinh doanh, cũng như cải cách thể chế phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Ngược lại, có nhận định Việt Nam không nên vội hội nhập trong khi nền kinh tế trong nước vẫn còn kém phát triển, hàng hóa nội địa và nhà thầu trong nước chưa đủ sức cạnh tranh; hay Việt Nam nên tham gia nhưng cần phải có lộ trình nhất định để có sự chuẩn bị kỹ càng, tăng cường năng lực. Tuy nhiên, những ý kiến được bàn thảo đều đồng quan điểm là Việt Nam không thể đi ngược lại xu hướng phát triển của khu vực và thế giới, vấn đề là mức độ và phạm vi mở cửa thị trường tới đâu thì cần phải cân nhắc.

Đối với vấn đề này, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Trương Quang Vinh cho rằng, trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có nhiều biến động cả về chính trị và kinh tế, Việt Nam cần có những đánh giá khách quan, toàn diện về những cơ hội và thách thức, những tác động của việc gia nhập. Bên cạnh đó, cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nước đồng thời chủ động đề xuất các giải pháp để có thể tham gia hiệu quả các hiệp định nói trên.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu, luật sư cũng đặt kỳ vọng rất lớn vào Luật đấu thầu năm 2013 sẽ có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 1/7 tới. Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật đấu thầu năm 2013 đã tiệm cận được với các thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm được sự ưu đãi nhất định đối với hàng hóa và nhà thầu nội địa nhằm kích thích sản xuất kinh doanh trong nước phát triển. Điều này là phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện  nay và các điều ước quốc tế liên quan. Đồng thời, TS. Nguyễn Thị Thu Hiền (Trường Đại học Luật Hà Nội) kiến nghị, các cơ quan của Chính phủ cần sớm ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Việc xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ để điều chỉnh hiệu quả lĩnh vực mua sắm công là hết sức cần thiết, tạo hành lang pháp lý và đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo http://muasamcong.vn

Từ khóa: GPA, WTO, vấn đề, minh bạch, mua sắm, công

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007428979
Go to top