Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnHiệp định thương mại khu vực không thể thay thế hệ thống đa phương

Hiệp định thương mại khu vực không thể thay thế hệ thống đa phương

 

WTO

Hiệp định thương mại khu vực (RTA) đã phát triển rất nhanh chóng trong những năm gần đây, và tính đến ngày hôm nay, theo thông báo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã 253 hiệp định đang có hiệu lực. Con số này cho thấy RTA không phải là một hiện tượng mới.

Trong thực tế, RTA đã đẩy lùi và lấn lướt hệ thống thương mại đa phương bởi vì, về một khía cạnh nào đó, chúng là đều là những nhân tố đã phát triển thành Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại. GATT, được hình thành vào năm 1947, đã được thay thế bằng WTO vào năm 1994. GATT là một thỏa thuận đa phương hóa tập hợp thông qua việc các hiệp định thương mại qua lại hiệu quả mà các nước đã theo đuổi trong vài năm trước đây, vì vậy hệ thống như chúng ta biết ngày nay có nguồn gốc từ các thỏa thuận này.

Nhưng tất nhiên mọi thứ đã thay đổi trong những năm gần đây. Các thỏa thuận này không chỉ nhiều hơn, mà chúng đang trở nên ngày càng phức tạp.

Trong khi hơn 80% RTA là hiệp định song phương, chúng ta đang thấy ngày càng nhiều hiệp định khu vực lớn hơn. Ngoài ra, các hiệp định ngày càng được xây dựng giữa các nước trong khu vực khác nhau hơn là giữa các nước láng giềng. Điều này là rất khác so với mô hình chúng ta đã thấy trong những năm GATT. Ngoài ra, ngày nay chúng ta cũng thấy các nước đang phát triển đàm phán RTA nhiều hơn.

Sự gia tăng nhanh chóng các hiệp định, trong khi mỗi hiệp định lại có một bộ quy tắc riêng, đã khiến chúng đan xen vào nhau và phức tạp như "một bát mì” và chắc chắn mọi người sẽ đồng ý rằng mức độ phức tạp bên trong các thỏa thuận và trong quan hệ của chúng đang ngày một tăng.

Hầu hết các RTA hôm nay đưa ra cam kết sâu hơn và rộng hơn, và đã vượt ra ngoài các cam kết đơn thuần trong việc tiếp cận thị trường hàng hóa.

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các RTA có thể trở thành cơ chế bổ sung cho hệ thống thương mại đa phương.

Đối với một số vấn đề như tiếp cận thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, hầu hết các RTA dành cho đối tác của mình quyền tiếp cận thị trường ở mức cao hơn so với mức đã có sẵn thông qua WTO.

Đối với các vấn đề khác, bức tranh này đỡ phức tạp hơn.

Ví dụ như điều khoản của RTA về các quy tắc chống bán phá giá. Cơ bản là là tương đồng với các điều khoản hiện hành của WTO, nhưng đối với các vấn đề như đầu tư, vốn được đề cập đến trong một số RTA lại không có trong quy định của WTO.

Một xu hướng mới là trong vài năm qua đã có những cuộc đàm phán để gộp một số RTA lại với nhau nhằm tạo nên cái gọi là đàm phán "siêu khu vực".

Xu hướng đàm phán các RTA mới đang diễn ra, tự do hóa thương mại song phương hoặc khu vực chỉ là một phần của bức tranh này. Các sáng kiến này mặc dù quan trọng đối với hệ thống thương mại đa phương nhưng không thể thay thế nó.

Đầu tiên, có rất nhiều vấn đề lớn mà chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả trong bối cảnh đa phương thông qua WTO. Hiệp định Tạo thuận lợi cho thương mại đã được đàm phán thành công thông qua WTO bởi vì nó không chỉ có ý nghĩa là xóa bỏ các rào cản hàng hóa qua biên giới hay là đơn giản hóa thủ tục thương mại tại cửa khẩu cho một hoặc hai nước, mà là nếu bạn làm điều đó cho một quốc gia, thì trong thực tế bạn làm điều đó cho tất cả mọi người.

Lĩnh vực tài chính hoặc viễn thông không thể tự do hóa một cách hiệu quả cho chỉ một đối tác thương mại vì vậy cơ chế WTO là cách tốt nhất để thỏa thuận về lĩnh vực dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Tương tự vậy, vấn đề về trợ cấp cho nông nghiệp hay đánh bắt thủy sản cũng không thể giải quyết bằng các thỏa thuận song phương.

Các quy tắc về phòng vệ thương mại, chẳng hạn như việc áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc đối kháng, cũng không thể đi xa hơn các quy định vốn có của WTO.

Sự thật đơn giản là có rất ít trong những thách thức lớn trong thương mại thế giới ngày nay có thể được giải quyết bên ngoài hệ thống toàn cầu. Bởi vì chúng đều là những vấn đề toàn cầu,

do đó đòi hỏi phải có các giải pháp toàn cầu.

Một khía cạnh quan trọng khác, không tính nội dung của thỏa thuận, đó là phạm vi địa lý. Các RTA có xu hướng loại trừ những quốc gia nhỏ và dễ bị tổn thương nhất. Đó là khía cạnh chính của vấn đề. Các nền kinh tế đã trở nên liên kết với nhau nhiều hơn qua biên giới và khu vực, và do vậy RTA không - và không thể - đầy đủ để giải quyết những vấn đề lợi ích thương mại mà chỉ có thể đạt được thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu.

Thật vậy, quy định chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trong các RTA thực sự có thể gây bất lợi cho các chuỗi giá trị và do đó có một số sẽ bị gạt ra ngoài. Các nước nhỏ hơn, các công ty nhỏ hơn, các thương nhân nhỏ hơn, là những người có thể bị gạt ra ngoài chuỗi giá trị này.

Ngoài ra, với sự khác nhau của các quy tắc và quy định, các RTA có thể trở thành gánh nặng cho các thương nhân và doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm và lo ngại.

Cuối cùng, mặc dù các sáng kiến này cho thấy các thành viên WTO tiếp tục tự do hóa thương mại, sự phân mảnh của hệ thống thương mại không thể là cái có thể thay thế cho những lợi ích của việc đàm phán một bộ quy tắc chung cho tất cả.

Theo http://www.globalissues.org/ - PT

Từ khóa: Hiệp định, thương mại, khu vực, thay thế, hệ thống, đa phương

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007416905
Go to top