Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnRào cản đối với canh tác bền vững đặt gánh nặng lên vai người nghèo trên thế giới

Rào cản đối với canh tác bền vững đặt gánh nặng lên vai người nghèo trên thế giới

 

WTO

Cuộc xung đột giữa "thương mại tự do" và quyền được đảm bảo lương thực đã cản trở các cuộc đàm phán trong tháng 9 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ấn Độ kiên quyết không lùi bước để bảo vệ lập trường của mình rằng một giải pháp lâu dài cho các vấn đề an ninh lương thực phải được đưa ra trước khi ký kết thương mại Hiệp định tạo thuận lợi (TFA).

Các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) được xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy tự do thương mại lên một tầm cao mới nhưng nó lại gây tổn thương cho chính sách an ninh lương thực của Ấn Độ. Tại hội nghị các Bộ trưởng Bali 2013, Mỹ không thừa nhận luật an ninh lương thực của Ấn Độ do Đảng Liên minh Đoàn kết Tiến bộ (UPA) khởi xướng, vì lo ngại mức trợ cấp lương thực của Ấn Độ sẽ tăng và vượt quá hạn mức cho phép của WTO.

Theo quy định của WTO, hạn mức trợ cấp nông nghiệp tương đương 10% giá trị của tổng sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, điều trớ trêu là năm cơ sở của để tính toán hạn mức cho Ấn Độlại được cố định theo giá trị sản lượng từ những năm 1986-1988. Ấn Độ hoàn toàn chính đáng khi đòi hỏi thay đổi năm chỉ số tính toán cơ sơ để phản ánh thực tế của giá lương thực hiện hành. Tiêu chuẩn kép trong các quy định của WTO được bộc lộ rõ nét khi so sánh mức trợ cấpnông nghiệp 12 tỷ USD của Ấn Độcho 500 triệu nông dân của mình thì bị coi là "bóp méo thương mại", trong khi Mỹ trợ cấp đến 120 tỉ USD cho chỉ có 2 triệu nông dân thì không bị coi là "bóp méo thương mại". Nếu chia bình quân Ấn Độ trợ cấp 25USD cho mỗi nông dân, Mỹ trợ cấp lên tới 60.000 USD mỗi nông dân, nhiều hơn 2400 lần so Ấn Độ. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn đang đe dọa và gây sức ép với để đòi Ấn Độ cắt bỏ phần hỗ trợ ít ỏi cho nông dân của mình.

Đây không phải là quy tắc thương mại mà nó là quy tắc đã bị thao túng bởi các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp trong vòng Đàm phán Thương mại Uruguay và điều này dẫn đến hình thành WTO.Các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia này tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường lương thực, thực phẩm và nông nghiệp khổng lổ của Ấn Độ. Các cuộc tranh luận của WTO về trợ cấp nông nghiệp thực chất là chỉ nhằm mục đích buộc Ấn Độ ngừng hỗ trợ nông dân thông qua việc thu mua lương thực của nông dân với mức giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) và đẩy 1,25 tỷ người Ấn Độ, trong đó có 810 triệu người được cứu đói bằng luật an ninh lương thực, trở thành khách hàng của các tập đoàn đa quốc gia.

Mỹtố cáo Ấn Độ đã tăng gấp đôi MSP trong 10 năm qua. Nhưng sự thật không được nêu lên là chi phí sản xuất đã tăng lên hơn 10 lần. Mặc dù bán với giá MSP, nhưng nông dân vẫn chưa bù đắp nổi chi phí sản xuất của họ. Đơn cử như trong vụ mùa 2011-2012, chi phí sản xuất lúa gạo ở Punjab là 1700 Rupee (28 USD)/100kg lúa, trong khi MSP là 1.285 rupee (21 USD). Trong cùng vụ, chi phí sản xuất lúa mì là 1.500 rupee, trong khi MSP chỉ 1.110 rupee. Tại vùng Haryana, chi phí sản xuất lúa là 1.613 rupee, MSP là 1.350 rupee.

Tại vùng Đông Bắc Ấn Độ, chi phí sản xuất đã tăng 53% trong giai đoạn từ 2008 đến 2012, trong khi MSP chỉ tăng 20%.Kinh tế nông dân đi xuống đã đẩy họ vào nợ nần, và nợ nần không trả được kiến nhiều người phải tự sát. Nợ nần của người nông dân chủ yếu là do phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và hạt giống có giá đắt đỏ của các công ty đa quốc gia.

Các quy định của WTO, trên thực tế, được viết bởi các công ty chuyển hàng hóa công cộng thành hàng hóa giao dịch trên toàn cầu và bóp méo nền kinh tế của chúng tôi để tạo lợi nhuận cho họ. Monsanto, công ty hạt giống lớn lớn nhất thế giới, đã đóng góp nhiều công sức vào việc viết Hiệp định sở hữu trí tuệ của WTO (TRIPs). Công ty này đồng thời cũng vô hiệu hóa điều khoản đánh giá bắt buộc tại Điều 27.3 (b) từ năm 1999, theo đó các chính phủ, bao gồm Ấn Độ, đã kêu gọi "không có bằng sáng chế về cuộc sống". Cargill, tập đoàn đa quốc gia khổng lồ kinh doanh ngũ cốc, người đã tham gia viết nên các quy tắc của Hiệp định Nông nghiệp (AOA) sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu Ấn Độ ngừng thu mua lương thực từ các nông dân nghèo khổ của mình.

Theo http://ecowatch.com - PT

Từ khóa: Rào cản, canh tác, bền vững, gánh nặng, người nghèo, thế giới, WTO, FTA, Ấn Độ, hiệp định, thuận lợi, thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415859
Go to top