Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnBất đồng WTO và Ấn Độ: Bài học cho các nước đang phát triển

Bất đồng WTO và Ấn Độ: Bài học cho các nước đang phát triển

India3

Thật đáng tiếc trước sự việc Ấn Độ không tiếp tục ủng hộ Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại đã dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của các cuộc đàm phán thương mại (TFA), nhưng đây cũng là một bài học tốt cho các nước đang phát triển

Tháng 12 năm 2013, 159 thành viên WTO đã  nhóm họp tại Bali, đưa ra một "thỏa thuận tạo thuận lợi cho thương mại" (TFA) – như một cam kết để cắt bỏ các các rào cản về hải quan trên toàn thế giới. Đó là chiến thắng lớn đầu tiên của vòng đàm phán Doha, một công việc nặng nhọc kéo dài suốt 13 năm để giảm các rào cản thương mại. Nhưng vào ngày 31 tháng 7 vừa qua, ngay trước thời hạn phê chuẩn theo thỏa thuận Bali, Ấn Độ đơn phương rút lui là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của thỏa thuận. Một số đòi hỏi của Ấn Độ có liên quan đến vòng đàm phán tiếp theo trong tiến trình đàm phán thương mại WTO.

Nước đang phát triển có nhiều thứ để đạt được từ các TFA. Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington, DC, TFA sẽ giúp tạo thêm 21 triệu việc làm mới chủ yếu là ở các nước nghèo. Trong trường hợp xấu nhất mà không thỏa thuận được việc cắt giảm thuế quan, thì nó cũng giúp GDP các nước đang phát triển tăng thêm 523 tỷ USD. Ấn Độ, một trong số ít các quốc gia mà nhận được sự giúp đỡ từ gia nhập WTO để thúc đẩy thương mại của mình, đã có thể nhìn thấy lợi ích đặc biệt lớn do FTA mang lại.

Thật là ngạc nhiên khi Ấn Độ quay ngoắt 180 độ phủ nhận hoàn toàn các thỏa thuận đã được đàm phán trước đó. Theo quy định của WTO, bóp méo thương mại trợ cấp cho nông dân ở các nước đang phát triển không thể vượt quá 10% tổng giá trị thu hoạch của nó. Tuy nhiên, theo Đạo luật An ninh lương thực mới, Ấn Độ đã tung ra khoản ngân sách 4 tỷ USD/ năm để cung cấp lương thực giá rẻ cho 800 triệu người; và cùng với đó là quy định mua lại lúa của  nông dân với giá trợ cấp của chính phủ. Chính sách này đã làm cho giá gạo đã tăng gấp đôi kể từ năm 2001-2002, và sẽ tiếp tục tăng. Nếu các biện pháp này vi phạm các giới hạn 10%, Ấn Độ sẽ là một thách thức đối với WTO. Chính phủ Ấn Độ khẳng định sẽ không hy sinh mục tiêu an ninh lương thực để đổi lấy một thỏa thuận thương mại.

Tháng 12, trước  cuộc bầu cử của Ấn Độ, WTO đã cố gắng để đáp ứng yêu cầu của Ân Độ bằng một "điều khoản hòa bình" mà qua đó đồng ý cho Ấn Độ thực hiện các chương trình an ninh lương thực gây nhiều tranh cãi trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, chính phủ mới không hài lòng với nhượng bộ này, mà lo ngại rằng sau 4 năm (đến năm 2017) sẽ có ít khả năng thương lượng để có được một sự nhượng bộ vĩnh viễn.

Quan điểm cứng rắn của Ấn Độ sẽ làm tổn thương đất nước đang cố đấu tranh để thoát khỏi định kiến bảo hộ của các nước. Trong số 95 quốc gia được theo dõi bởi Ngân hàng Thế giới vào năm 2013, tỷ lệ xuất khẩu so với GDP của Ấn Độ đứng thứ 19 từ phía dưới lên. Bảo hộ nông nghiệp của Ân Độ đang ở mức rất cao. Năm 2012, Liên minh châu Âu, khu vực cũng có tiếng là bảo thủ trong vấn đề bảo hộ nông nghiệp đã chi 0,73% GDP cho hỗ trợ nông nghiệp. Trong khi đó Ân Độ chi tới 18.8 tỷ USD tương đương 1% GDP để làm việc tương tự và con số đã tăng gấp đôi kể từ năm 2009. Thậm chí là con số này chưa tính đến phần chi trợ cấp phân bón, nhiên liệu máy kéo cho nông dân

Tuy nhiên, hành động của Ấn Độ cũng không phải là không có lý do. Arvind Subramanian thuộc Viện Peterson cho rằng Ấn Độ đã bị hạ thấp bởi các thỏa thuận được thực hiện trong vòng đàm phán Uruguay đã được hoàn thành vào giữa năm 1990. Vào thời điểm đó, các nước giàu có được phép giữ nhiều chính sách bảo hộ để đổi lấy hứa hẹn rằng các chính sách trợ cấp này sẽ giảm bớt dần dần. Ấn Độ, được coi là không có chính sách trợ cấp cho nông nghiệp trong nước vào thời điểm đó nên phải cam kết hạn chế nghiêm ngặt nhiều hơn trong việc hỗ trợ nông dân, ngay cả khi Ấn Độ đã chấp nhận cắt giảm thuế nhập khẩu.

WTO đã gây bất lợi cho Ân Độ, bằng chứng là giá hàng hóa tham chiếu sử dụng để tính toán sản lượng sản xuất được cập nhật từ những năm 1986-1988, sự cố định giá tham chiếu này đã phóng đại chủ nghĩa bảo hộ của Ấn Độ. Các nước giàu, không muốn cập nhật lại giá tham chiếu, vì sợ rằng nó mất đi lợi thế của mình.

Tuy nhiên, Ấn Độ Ấn Độ vẫn có thể làm một số việc để tự giúp mình. Đầu tiên là việc khai thác lịch sử của thỏa thuận đàm phán Uruguay, xem xét lại các mức thuế quan tự nguyện để cắt giảm nhiệt tình  hơn so với thỏa thuận cần thiết, ví dụ như có thể tăng thuế đối với các loại rau từ 30% lên hơn 100%. Một cam kết giữ mức thuế thấp như hiện nay, hoặc cắt cắt giảm thêm, có thể là một phần của một thỏa thuận, theo đó WTO nhượng bộ các khoản trợ cấp khác của Ấn Độ, ngay cả sau năm 2017.

Thứ hai, thực thi luật an ninh Lương thực của Ấn Độ mà không nhất thiết phải tăng mua dự trữ gạo và lúa mì. Chính phủ dự định mua hơn 30 triệu tấn/ năm từ tháng 10, đồng nghĩa tăng 13% so với lộ trình thường lệ. Tuy nhiên, dự trữ gạo của Ấn Độ vượt quá con số  21.2 triệu tấn trong tháng 7, gấp 2 lần so với dự trữ đề xuất. Việc dự trữ quá nhiều lương thực có thể đe dọa thị trường gạo thế giới: Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới, để giúp nông dân nghèo, Ấn Độ thay vì mua lại lúa của nông dân với giá cao thì có thể  tập trung vào các khoản trợ cấp sản xuất mà không dính dáng gì đến sản lượng, chẳng hạn như hỗ trợ bằng tiền mặt. Đối WTO, cách hỗ trợ này có thể dễ dàng được chấp nhận hơn.

Và cuối cùng, Ấn Độ rút dần chính sách hỗ trợ giá tối thiểu, đặc biệt là đối với các nông dân giàu (62% nông dân Ấn Độ không biết sự tồn tại của chính sách này). Với số tiền tiết kiệm được có thể tập trung vào trợ cấp giá bán cho nông dân nghèo của Ấn Độ. Không ai phản đối việc sử dụng vốn nhà nước để trợ cấp cho tiêu dùng, ít nhất là trên quan điểm thương mại.

Ấn Độ có thể lãnh hậu quả to lớn, nhưng bế tắc này cũng là để nguy hiểm đối với WTO và "các vòng đàm phán " thương mại đa phương trải dài trên nhiều ngành công nghiệp. Nhiều cuộc đàm phán đã được lên lịch cho tháng 9, nhưng WTO đang ngày càng được coi như một diễn đàn không thể đạt được bất cứ điều gì. Nhiều thỏa thuận Tự do hóa thương mại lớn đã được thực hiện thông qua các cơ quan thương mại khu vực và các khu vực thương mại tự do thời gian gần đây.

Theo http://www.blueprint.ng - PT

Từ khóa: Bất đồng, WTO, Ấn Độ, Bài học,  nước đang phát triển

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407980
Go to top