Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnHiệp định tạo Thuận lợi Thương mại WTO - vấn đề trung tâm và ý nghĩa đa phương

Hiệp định tạo Thuận lợi Thương mại WTO - vấn đề trung tâm và ý nghĩa đa phương

32-wto

Nhà nghiên cứu thuộc tổ chức TRALAC – Nam phi, Willemien Viljoen, bình luận về sự thất bại gần đây của các thành viên WTO trong việc đạt được thỏa thuận về thông qua Hiệp định tạo Thuận lợi Thương mại

Tháng 12 năm 2013 các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kết thúc đàm phán Hiệp định tạo Thuận lợi Thương mại (TFA) tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 9 được tổ chức tại Bali - Indonesia. Nội dung chủ yếu của Hiệp định này liên quan đến việc cải thiện hiệu quả thủ tục hải quan, tuân thủ hải quan thông qua hỗ trợ ​​kỹ thuật và các sáng kiến nâng cao năng lực hải quan cho các quốc gia đang và kém phát triển nhất (LDC). Ngày 31 tháng 7 năm 2014 là thời hạn cuối cùng cho việc thông qua nghị định thư sửa đổi để đưa hiệp định tạo Thuận lợi Thương mại vào Phụ lục 1A của Hiệp định chung WTO. Hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực sau khi có hai phần ba số thành viên WTO hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong nước.

TFA là một phần của gói mở rộng, đã được thông qua tại tại Hội nghị Bộ trưởng thứ 9 ở Bali – Indonesia cuối năm 2013, bao gồm các vấn đề liên quan đến việc dự trữ công cho mục đích an ninh lương thực, cải thiện tiếp cận thị trường cho các sản phẩm bông vải từ nước kém phát triển, hiện thực hóa việc từ bỏ ưu đãi ngành dịch vụ và ưu đãi các nhà cung cấp dịch vụ của nước kém phát triển; thiết lập một cơ chế giám sát đối với việc thực hiện điều khoản đối xử đặc biệt và phân biệt đối xử  trong tất cả các hiệp định của WTO và các quyết định của đại Hội đồng

Cho đến thời điểm này các kết luận của Gói Bali đã gần như bị trượt ra khỏi quỹ đạo do không có sự tiến triển nào về đề nghị của nhóm các nước đang phát triển G-33 yêu cầu đàm phán lại một phần của Hiệp định WTO về Nông nghiệp. Tuy nhiên, tình hình có thể sẽ được cứu vãn bởi việc thông qua cái gọi là Điều khoản Hòa bình. Điểm chính yêu cầu của nhóm G-33 liên quan đến điều khoản còn vướng mắc là chương trình an ninh lương thực của các nước đang phát triển sẽ được coi là trợ cấp nông nghiệp và nó không phù hợp với quy định WTO. Một giải pháp tạm thời để giải quyết bất đồng này là thành viên WTO khác sẽ tạm thời không phản đối các nước phát triển lợi dụng các biện pháp gây khó khăn đối với chương trình dự trữ an ninh lương thực quốc gia và sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để khơi thông vấn đề đã bế tắc suốt 4 năm qua và thúc đẩy sự thực hiện gói Bali đã được ký kết. Vấn đề này đã nổi bùng lên một lần nữa và lần này xuất phát sự từ chối ký hết FTA của Ấn Độ nếu Hiệp định WTO về Nông nghiệp không có một giải pháp lâu dài cho vấn đề trợ cấp nông nghiệp cho các mục đích an ninh lương thực. Thời hạn 31 tháng 7 năm 2014 để thông qua Nghị định thư sửa đổi đã bị bỏ lỡ.

Chương trình An ninh Lương thực Quốc gia của Ấn Độ cho phép chính phủ nước này thu mua lúa mì và lúa gạo từ nông dân trong nước với giá quy định cao hơn so với giá thị trường. Thực tế là chênh lệch giữa giá thị trường và giá quy định thu mua được xem như khoản trợ cấp bóp méo thương mại và điều này được khuyếch đại thêm nếu so sánh giá thu mua quy định với giá trung bình giai đoạn 1986-1988, như theo quy định của Hiệp định WTO về Nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc Ấn Độ đã tạo ra một biên độ rất cao về trợ cấp nông nghiệp.

Tổng giám đốc WTO, ông Roberto Azevedo đề xuất một chương trình làm việc theo tháng với Ấn Độ để đảm bảo rằng các vấn đề liên quan đến chương trình lương thực của nước này sẽ được giải quyết dứt điểm vào cuối tháng 12 năm 2014. WTO cũng đề nghị Ấn Độ quay trở lại với bản đề nghị ban đầu của các nước G-33 là sẽ cho phép trợ cấp nông nghiệp của các nước đang phát triển vì các lý do an ninh lương thực và không coi hành động này là trợ cấp bóp méo thương mại hoặc sẽ điều chỉnh quy định mốc 1986-1988 để tính giá cơ sở mà hiện nay đang dùng để so sánh với giá thị trường. Đề xuất này đã không đã không nhận được sự ủng hộ trong các cuộc đàm phán Bali và vẫn chưa được chấp nhận đối với các nước phát triển. Mỹ cho rằng chương trình lương thực sẽ tạo thành trợ cấp bóp méo thương mại vượt quá giới hạn cho phép (10% giá trị), và có thể tạo điều kiện cho chính phủ Ấn Độ có cơ hội bán phá giá phần lương thực dự trữ dư thừa trên thị trường quốc tế. Những quan điểm khác biệt về các vấn đề phức tạp và gắn liền với chủ đề nhạy cảm quan trọng của nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp ở các nước đang phát triển vì các lý do an ninh lương thực, phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo đã dẫn đến việc mất cơ hội để tạo ra một giải pháp đa phương cho vấn đề tạo thuận lợi thương mại quan trọng.

Sự thiếu đồng thuận giữa các nước thành viên WTO đặt ra rất nhiều câu hỏi và suy đoán về tương lai của WTO và hệ thống thương mại đa phương:

• Với 3 chức năng cơ bản của WTO là tranh chấp, giám sát và đàm phán, thì sự bất đồng này có phải là tín hiệu cho thấy sự chết yểu của các thỏa thuận cơ bản của WTO hay không? Tương lai nào cho hệ thống thương mại đa phương nếu trọng tâm của WTO thay đổi hoàn toàn sang chức năng giải quyết tranh chấp và giám sát việc thực hiện các hiệp định hiện tại?

• Một số nước thành viên WTO, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu đã thảo luận về khả năng tiếp tục thúc đẩy ký kết Hiệp định tạo Thuận lợi Thương mại mà không có sự tham gia của Ấn Độ. Đây có phải là cơ hội để cho Ấn Độ được hưởng thủ tục hải quan đơn giản và hiệu quả ở các quốc gia khác của WTO? Điều này có nghĩa rằng xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước khác của WTO sẽ được hưởng lợi từ các quy định  TFA trong khi Ấn Độ lại không có nghĩa vụ phải hỗ trợ nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác.

• Các bước thực hiện TFA đã được tiến hành từ ngày 22 tháng 07 năm 2014 nhằm tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và năng lực hải quan cho các quốc gia kém phát triển nhất để giải quyết các vấn đề hỗ trợ thương mại theo khuôn khổ Hiệp định. Mặc dù đã có một số quốc gia đã cam kết tài trợ, nhưng việc hiện thực hóa các hành động hỗ trợ đang tạm ngưng do bế tắc trong việc thực hiện Hiệp định. Có khoảng 14 quốc gia đã thông báo các nhu cầu được hỗ trợ trong các dự án gia nhập WTO khác nhau nhưng hiện nay những chương trình này hiện đang bị ngưng trệ do không có tài trợ. Hiệu quả các giải pháp đa phương để giải quyết các vấn đề xúc tiến thương mại hiện nay dường như đang trở lại vạch xuất phát từ năm 2008.

Theo http://www.tralac.org - MD

Từ khóa: Hiệp định, Thuận lợi, Thương mại, WTO, trung tâm, ý nghĩa, đa phương

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408445
Go to top