Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnÝ nghĩa của việc Hàn Quốc từ bỏ quy chế quốc gia đang phát triển trong WTO

Ý nghĩa của việc Hàn Quốc từ bỏ quy chế quốc gia đang phát triển trong WTO

21.11.2019-03

Hàn Quốc là một trong những quốc gia công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Quốc gia Đông Á này có lẽ được biết đến nhiều nhất bởi là quê hương của Samsung Electronics, tập đoàn đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế trong nước. Mặc dù Hàn Quốc vẫn đang phải vật lộn với khoảng cách thu nhập lớn và tranh chấp thương mại hiện tại với Nhật Bản, nhưng giờ đây quốc gia này là nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu nước này có nên giữ lại hoặc từ bỏ quy chế quốc gia đang phát triển tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay không.

Các nước đang phát triển được hưởng một loạt lợi ích từ WTO, bao gồm được kéo dài thời gian thực hiện các cam kết và thỏa thuận quốc tế. Các nước này cũng nhận được các điều khoản cải thiện cơ hội giao dịch thông qua tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Hơn thế nữa, các nước đang phát triển nhận được hỗ trợ để thực hiện công việc của WTO, quản lý tranh chấp và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Cuối cùng, tất cả các thành viên WTO được yêu cầu bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển.

Các thành viên của WTO có thể đơn phương tuyên bố họ là nước đang phát triển hoặc nước phát triển. Động thái chuyển quy chế WTO từ một nước đang phát triển sang một nước phát triển của Hàn Quốc chủ yếu được xem là sự nhượng bộ trước áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng thống Trump đã cáo buộc rằng một số quốc gia đã tận dụng lợi thế của các quốc gia đang phát triển mặc dù các nước này có nền kinh tế khỏe mạnh. Ngoài Hàn Quốc, Tổng thống Trump đã chỉ trích đặc biệt Trung Quốc, Hồng Kông, Brunei, Kuwait, Macau, Qatar, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Mexico, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Trump đặt mục tiêu thúc đẩy Trung Quốc từ bỏ quy chế quốc gia đang phát triển bằng cách tạo ra một môi trường áp lực từ các nước ngang hàng với Trung Quốc. Cho đến nay, Singapore, Đài Loan, Brazil và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã từ bỏ quy chế quốc gia đang phát triển. Động thái mới đây của Hàn Quốc, quốc gia Đông Á láng giềng của Trung Quốc, càng tăng thêm áp lực cho Trung Quốc. Mặc dù Mỹ có thể xem việc Trung Quốc từ bỏ quy chế quốc gia đang phát triển là một thắng lợi chiến lược trong thương chiến Mỹ - Trung, nhưng vẫn còn phải xem liệu Trung Quốc sẽ nhượng bộ hay không.

Mỹ đã đề xuất một số tiêu chí phân biệt một quốc gia phát triển với một quốc gia đang phát triển. Các tiêu chí này bao gồm tư cách thành viên của G20 và tư cách thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Hơn nữa, phía Mỹ khẳng định rằng các quốc gia nên được đối xử như các nước phát triển nếu được Ngân hàng Thế giới xếp hạng quốc gia có thu nhập cao và chiếm tối thiểu 0,5% thương mại toàn cầu. Hàn Quốc hiện đã đáp ứng tất cả các tiêu chí trên, và các nhà hoạch định chính sách của Hàn Quốc khó có thể tranh luận rằng quốc gia này xứng đáng được xem là một quốc gia đang phát triển hay không.

Khi Hàn Quốc gia nhập WTO vào năm 1995, nước này tự công nhận mình là một quốc gia đang phát triển và giữ được vị thế này kể từ đó, với mục tiêu phát triển và bảo vệ ngành nông nghiệp. Một sản phẩm được Hàn Quốc đặc biệt quan tâm là gạo. Từ năm 1995 đến 2014, WTO và Vòng đàm phán Uruguay về Nông nghiệp đã cho phép Hàn Quốc được áp dụng cơ chế “hạn chế định lượng” đối với gạo nhập khẩu. Vào năm 2014, Hàn Quốc đã kết thúc thời hạn đối xử đặc biệt và nước này đã mở cửa thị trường gạo thông qua cơ chế hạn ngạch thuế quan, với mức hạn ngạch hàng năm là 409.000 tấn và mức thuế trong hạn ngạch là 513%.

Cơ chế này cho phép Hàn Quốc mở cửa thị trường gạo trong khi vẫn bảo vệ nước này khỏi tình trạng nhập khẩu quá mức. Tuy nhiên, sau khi Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki, tuyên bố vào tháng 10 năm 2019 rằng nước này đang xem xét từ bỏ quy chế quốc gia đang phát triển tại WTO, nông dân Hàn Quốc bày tỏ lo ngại về việc mất trợ cấp của chính phủ và phải đối mặt với cạnh tranh thị trường lớn hơn.

Hiện tại, Mỹ là một trong những đối tác thương mại nông nghiệp quan trọng nhất của Hàn Quốc. Năm 2018, Mỹ đã xuất khẩu nông sản (bao gồm thịt bò và ngô) trị giá 9,4 tỷ USD sang Hàn Quốc. Mỹ là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới, theo dữ liệu năm 2017 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Mỹ cũng xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo sang quốc gia Đông Á này kể từ năm 1995. Nông dân Hàn Quốc lo ngại rằng một khi Hàn Quốc từ bỏ quy chế quốc gia đang phát triển, Mỹ sẽ nhân cơ hội này để tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường nông nghiệp Hàn Quốc, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của nông dân và các sản phẩm trong nước.

Để cân bằng cung cầu trong nước, chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch hỗ trợ nông dân bằng cách tăng ngân sách năm 2020 cho ngành nông nghiệp lên 13 tỷ USD (15,3 nghìn tỷ KRW) – mức chi ngân sách cao nhất trong 10 năm qua. Seoul cũng đặt mục tiêu hỗ trợ cho những người đảm nhận việc canh tác với khoản trợ cấp hàng tháng lên tới $ 850 (1 triệu KRW). Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng số tiền này không đủ để kích thích sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Ngoài ra, các chương trình bảo hiểm sẽ được xem xét để giúp duy trì các doanh nghiệp nông nghiệp. Trong nỗ lực trấn an nông dân về những động thái liên quan đến WTO trong tương lai, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố rằng quy chế WTO mới sẽ chỉ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai và sẽ không bị hồi tố. Hơn nữa, giới chức khẳng định rằng hạn ngạch thuế quan hiện hành đối với nhập khẩu gạo vẫn có hiệu lực.

Khi xem xét những thách thức và cơ hội này, chính phủ Hàn Quốc nên tập trung vào cải cách pháp lý và trợ cấp nhằm đảm bảo chất lượng, ổn định giá cả và tăng tính hấp dẫn các sản phẩm nông nghiệp nội địa trên thị trường nông nghiệp Hàn Quốc, vốn dĩ ngày càng cạnh tranh hơn. Chính phủ các nước khác có thể coi quy chế WTO mới của Hàn Quốc là cơ hội để xem xét lại các hiệp định thương mại. Vào tháng 10 năm 2018, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ra một phân tích về việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vào thị trường Hàn Quốc. Phân tích cho thấy các sản phẩm như ngô, thịt bò, thịt lợn, chế phẩm thực phẩm và lúa mì là những sản phẩm nhập khẩu hàng đầu ở Hàn Quốc, và các doanh nghiệp nước ngoài có thể tập trung vào các sản phẩm này. Ngoài ra, liệu thị trường gạo trong nước có ổn định hay không sau khi Hàn Quốc từ bỏ quy chế quốc gia đang phát triển sẽ phụ thuộc nhiều vào các chính sách hỗ trợ trong nước và các hiệp định thương mại quốc tế trong tương lai giữa Hàn Quốc và các đối tác nước ngoài.

Nguồn: JDSUPRA

Từ khóa: ý nghĩa, Hàn Quốc, từ bỏ, quy chế quốc gia, phát triển, WTO

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409251
Go to top