Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Duy trì tầm ảnh hưởng của WTO

wto-reuters

Đã đến lúc các nước thành viên cần đoàn kết lại và triển khai các biện pháp khắc phục để ngăn WTO mất dần tầm ảnh hưởng của mình. Các nước thành viên nên nhanh chóng xây dựng một thỏa thuận về vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp, từ đó ngăn chặn nguy cơ WTO đổ vỡ. Sự sụp đổ của WTO sẽ là một cú sốc nghiêm trọng không chỉ đối với hệ thống thương mại đa phương mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Sức mạnh của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong vai trò là cơ quan tối cao quy định các quy tắc thương mại, đã bị đem ra chất vấn tại nhiều diễn đàn quốc tế. Có một cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh câu chuyện liệu WTO có mất đi tầm ảnh hưởng của mình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại và giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên với nhau dựa trên cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức.

Ngày càng có nhiều thành viên, chủ yếu là các nước phát triển, bắt đầu nghi ngờ năng lực của Wto trong việc giải quyết các vấn đề vốn đã bị trì hoãn rất lâu. Các quốc gia đang phát triển cũng có một thái độ tương tự. Họ cảm thấy rằng WTO gần như thất bại trong việc bảo vệ lợi ích của họ. Và các nước đang phát triển đã bày tỏ thái độ này ngay tại cuộc hội nghị thượng đỉnh G20 vừa mới kết thúc tại Nhật Bản.

Việc thành lập Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1947, và sau đó là tổ chức WTO vào năm 1995, đã mang lại sự phát triển vượt bậc cho khuôn khổ pháp lý của thương mại thế giới. Nó đã khởi xướng cho một trật tự thương mại dựa vào luật lệ, đặt ra một hệ thống giải quyết tranh chấp tự động cho các nước thành viên, và một cơ chế hỗ trợ lợi ích của các nền kinh tế đang phát triển. Tổ chức WTO nhìn chung đã đạt được các mục tiêu chính của mình.

Tuy nhiên, nền tảng của tổ chức này đã bị lung lay trong những năm gần đây vì một vài lý do. WTO nếm mùi thất bại đầu tiên khi Chương trình Nghị sự Phát triển Doha (DDA) năm 2015 đổ vỡ. Vào năm 2001, chương trình đầy tham vọng DDA được tiến hành để hạ thấp rào cản thương mại một cách đáng kể, hỗ trợ các nước nghèo và giải quyết các vấn đề gây bất đồng như trợ cấp nông nghiệp. Sự thất bại của chương trình này làm danh tiếng của hệ thống thương mại đa phương suy giảm nghiêm trọng và đưa các nước đang phát triển lâm vào tình trạng khó khăn.

Cho đến nay, các nước thành viên vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung trong các vấn đề trợ cấp nông nghiệp, an ninh lương thực, cấm trợ cấp cho đánh bắt cá bất hợp pháp, quyền sở hữu trí tuệ, và thương mại dịch vụ. Các nước vẫn không thể đưa ra một giải pháp cho các vấn đề như thương mại điện tử ngay cả sau một thập kỉ thảo luận. Thất vọng với tốc độ phát triển của WTO, 76 nước thành viên đã triển khai những cuộc thảo luận không chính thức về vấn đề này.

Các nước đang phát triển, dẫn đầu là Ấn Độ, Nam Phi, cũng như các nước đã phát triển, đổ trách nhiệm lẫn nhau cho sự bế tắc này. Trong kỷ nguyên của Trump, WTO càng gặp nguy hiểm bởi lời đe dọa rút khỏi tổ chức của Donald Trump. Vị tổng thống đã rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày đầu tiên ông nhậm chức, và tuyên bố Hoa Kỳ đã bị các đối tác thương mại biến thành nạn nhân.

Hoa Kỳ đã đơn phương áp đặt thuế quan đối với phần lớn các nước công nghiệp, thay vì đưa các tranh chấp này lên WTO. Cách làm trên trái ngược hoàn toàn với chính quyền Obama – vốn tuân thủ quy trình của WTO và đã nộp tổng cộng 25 đơn khiếu nại lên tổ chức này từ năm 2009 đến 2017. Số lượng khiếu nại đến từ Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với các nước khác trong cùng khoảng thời gian. Đáng chú ý là 16 trong số những khiếu nại này đều chống lại Trung Quốc.

Chính quyền Trump không hài lòng về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và việc từ chối bổ nhiệm các thẩm phán vào Cơ quan Phúc thẩm càng làm tăng thêm viễn cảnh bất định cho tổ chức này. Nếu như các thẩm phán không được bổ nhiệm vào trước tháng 12/2019, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ không thể vận hành. Ngoài vấn đề trên, tổ chức WTO cũng phải đối mặt với một loạt các vấn đề chưa được giải quyết khác. WTO đang chịu áp lực từ các nước thành viên phải thêm các vấn đề không liên quan đến thương mại như tiêu chuẩn lao động và môi trường, đầu tư nước ngoài, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, đầu tư, thuận lợi hóa thương mại.

Đã đến lúc các nước thành viên cần đoàn kết lại và triển khai các biện pháp khắc phục để ngăn WTO mất dần tầm ảnh hưởng của mình. Các nước thành viên nên nhanh chóng xây dựng một thỏa thuận về vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp, từ đó ngăn chặn nguy cơ WTO đổ vỡ. Sự sụp đổ của WTO sẽ là một cú sốc nghiêm trọng không chỉ đối với hệ thống thương mại đa phương mà còn đối với tổng thể nền kinh tế toàn cầu. Ấn Độ hiện đã lập nên một liên minh gồm 9 nước - Ấn Độ, Nam Phi, Bolivia, Cuba, Uganda, Zimbabwe, Ecuador, Tunisia và Malawi – để đem các vấn đề sau ra đàm phán: các điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển, và trợ cấp nông nghiệp tại các nước phát triển đang gây hại cho các quốc gia châu Phi. Với quan điểm nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt (S&DT) là một “quyền lợi không thể thương lượng dành cho tất cả các nước đang phát triển”, nhóm này cho biết “tất cả các thành viên, không quan trọng thị phần thương mại của họ, đều bình đẳng trong quá trình ra quyết định” của tổ chức WTO như trong điều khoản tham gia đề cập.

9 quốc gia này đã đề nghị duy trì phương thức ra quyết định dựa trên sự đồng thuận và quyết tâm bảo vệ các điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển, để giải quyết sự bất cân xứng trong nền thương mại toàn cầu. Mỹ và Canada, cùng một vài quốc gia khác, đã đặt nghi vấn về điều kiện để các nước đang phát triển được hưởng các điều khoản đặc biệt, ngay cả khi họ đã đề xuất các quy tắc khuôn mẫu cho các vấn đề như thương mại điện tử và đầu tư – những thứ không liên quan tới thương mại đa phương. Trung Quốc, Canada, Mỹ, và Na Uy cũng đã đưa ra các đề xuất cải cách, nhưng theo các chuyên gia, một liên minh về S&DT là một cột mốc đáng nhớ của các nước đang phát triển.

S&DT là các điều khoản ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển và cho phép họ có thêm thời gian để thực thi các thỏa thuận và cam kết, bao gồm các biện pháp tăng cơ hội thương mại, bảo vệ lợi ích thương mại, và hỗ trợ xây dựng năng lực xử lý tranh chấp và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hoa Kỳ đã đề nghị rút các đề xuất này với các nước mới nổi – các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và G20, được Ngân hàng Thế giới phân loại vào nhóm “thu nhập cao” hoặc chiếm hơn 0.5% trong giá trị nền thương mại hàng hóa toàn cầu. Không có quốc gia nào có thể chiến đấu đơn độc trong vấn đề này và việc xây dựng đề xuất chung có thể xem là một chiến thắng đối với các nước đang phát triển bởi nó sẽ thu hút các nước khác tham gia vào liên minh.

Điều này cũng mang ý nghĩa chính trị quan trọng. Nhằm chỉ rõ sự bất bình đẳng trong các thỏa thuận thương mại toàn cầu, 9 quốc gia này nhận xét rằng Hiệp định về Nông nghiệp của WTO đã cho phép các nước phát triển tiếp tục trợ cấp cao cho các mặt hàng nông sản, bao gồm những sản phẩm xuất khẩu sang các nước đang phát triển, tác động tới sinh kế và an ninh lương thực của những người nông dân nhỏ bé tại các quốc gia này.

“Pháp luật và quy định về hành động đơn phương đối với các vấn đề thương mại tại các nước thành viên WTO mà không phù hợp với các quy tắc của WTO thì cần được sửa đổi. Việc này sẽ đảm bảo rằng các nước thành viên của WTO không bị các thành viên khác đe dọa bởi những hành động đơn phương trong các vấn đề thương mại,” Ấn Độ cho biết trong bản phác thảo trình bày trước Hội đồng Chung của WTO vào ngày 11/7. Bản phác thảo được ủng hộ bởi Nam Phi, Zimbabwe, Cuba, Bolivia, Ecuador, Malawi, Tunisia và Uganda.

Nguồn: The State’s Man

Từ khóa: WTO, Chương trình nghị sự phát triển DOHA, cơ chế giải quyết tranh chấp, thương mại toàn cầu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401050
Go to top