Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnBộ trưởng thương mại Ấn Độ: Quá trình cải cách WTO không nên gây phương hại đến những nguyên tắc cơ bản của tổ chức

Bộ trưởng thương mại Ấn Độ: Quá trình cải cách WTO không nên gây phương hại đến những nguyên tắc cơ bản của tổ chức

Piyush Goyal

Hôm Chủ Nhật, Ấn Độ cho biết quá trình cải cách của WTO không nên thay đổi các nguyên tắc cơ bản của tổ chức này bao gồm quy định về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn đối với những quốc gia đang phát triển và nguyên tắc quyết định dựa trên sự đồng thuận.

Phát biểu tại hội nghị các bộ trưởng thương mại của khối G20 tổ chức tại Nhật Bản, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal cho biết quá trình cải cách của Tổ chức Thương mại thế giới cần tính tới mong muốn và lợi ích của tất cả quốc gia thành viên.

Ông nói thêm “Ấn Độ tin rằng tiến trình cải cách không nên xâm phạm đến những nguyên tắc nền tảng của WTO, gồm “Đối xử đặc biệt và ưu đãi” (S&DT) áp dụng với những nước đang và kém phát triển, quyết định dựa trên đồng thuận cũng như hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng”.

Cũng theo lời Bộ trưởng Goyal, cải cách cần bắt đầu với quá trình khởi động lại cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ những quy định của WTO bằng việc bổ nhiệm mới thành viên cho Cơ quan Phúc thẩm sớm nhất có thể.

Tuyên bố trên của Ấn Độ được cho là có ý nghĩa quan trọng, giữa bối cảnh Hoa Kỳ nhiều lần kêu gọi cần có sự đổi mới hoạt động của cơ quan này. Phía Mỹ mong muốn có những quy định nhằm ngăn chặn việc các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tiếp tục được hưởng lợi từ quy chế đối xử đặc biệt và thuận lợi theo những điều khoản trong các Hiệp định của WTO – hàm ý nói đến những nước đang phát triển.

Xứ sở cờ hoa cũng đệ trình kiến nghị với nội dung cho rằng việc cho phép các quốc gia tự nhận mình là nền kinh tế đang phát triển để hưởng các lợi ích từ S&DT đã đặt WTO vào tình huống khó có thể đạt được đồng thuận giữa tất cả thành viên thông qua đàm phán, cũng như gây xói mòn vai trò của tổ chức thương mại lớn nhất hành tin.

S&DT cho phép các quốc gia đang phát triển được hưởng nhiều sự đối xử ưu tiên bao gồm áp dụng thời gian dài hơn khi triển khai và thi hành những cam kết cũng như được quyền duy trì các biện pháp khác nhau nhằm tăng cường lợi thế thương mại.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng ngừng bổ nhiệm thành viên cho Cơ quan phúc thẩm – một thành tố trong cấu trúc hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO.

Số lượng thành viên tối thiểu để cơ quan đã nêu có thể hoạt động là 3 thành viên; nếu không có thêm chuyên gia pháp lý mới được được chọn vào vị trí còn khuyết, Cơ quan phúc thẩm sẽ không thể tiếp tục hoạt động.

“Chúng ta cần cam kết ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp – thành tố đóng vai là trò xương sống của WTO, biểu tượng cho nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thành viên” ông Goyal nhận định.

Ngài bộ trưởng Ấn Độ cũng cho biết thêm những đề xuất cải cách hiện tại của WTO chưa tính đến những thách thức và mong muốn của các quốc gia đang phát triển.

Ông nhấn mạnh “Chúng ta cần xây dựng lòng tin giữa các quốc gia thành viên WTO cũng như thiết kế một chương trình nghị sự với nội dung bao trùm tất cả những khúc mắc của tất cả bên tham gia thảo luận”.

Ông Goyal cũng nói những sáng kiến một số quốc gia đã cùng nhau đạt được bên ngoài phạm vi điều chỉnh của WTO không tồn tại bất kỳ bệ đỡ pháp lý nào cũng như có thể gây tác động không lành mạnh đến quy trình lập quy trong nội khối.

“Tôi đề nghị chúng ta phải tiến đến thúc đẩy các cuộc thảo luận theo những nội dung chính đã định sẵn sau khi các bên đã tham vấn lẫn nhau. G20 cần cam kết ủng hộ một hệ thống các quy định WTO đảm bảo tính gắn kết, xuyên suốt và tránh tạo ra những bất đồng sâu sắc. Những cải cách, đổi mới trong tổ chức thương mại lớn nhất thế giới cũng cần phù hợp với các quy định hiện tại của khối và không vượt quá phạm vi nội dung đã tái đàm phán và chỉnh sửa”.

Ngoài ra, khi đề cập đến xu hướng phát triển thương mại thời điểm hiện tại, ông Bộ trưởng Ấn Độ nhận định sự chững lại của hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu là biểu hiện rất đáng lo ngại do yếu tố này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.

“Căng thẳng thương mại hiện nay đang gây ảnh hưởng xấu đến lòng tin doanh nghiệp trên toàn cầu. Các quốc đang phát triển, đặc biệt là những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới sẽ gánh những hậu quả nặng nề từ một môi trường kinh doanh bị bóp méo” ông Goyal cảm thán.

Ấn Độ cùng những nước khác đang kêu gọi giảm căng thẳng thương mại và xây dựng lại lòng tin về hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ - ông Goyal cho biết.

Ngài Bộ trưởng cũng nói sự lên ngôi của hoạt động bảo hộ đang gây hại đến thương mại tự do và đầu tư.

“Việc sử dụng thái quá các hàng rào phi thuế quan một cách công khai hoặc không công khai đang làm tổn hại đến cơ hội tiếp cận thị trường của những quốc gia đang phát triển”, ông Goyal nói thêm “chúng tôi muốn loại bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy dịch chuyển tạm thời những lao động có kỹ năng cao nhằm đảm bảo dòng chảy đầu tư và tăng trưởng”.

Về lĩnh vực trợ cấp nông nghiệp, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ cho biết cần có sự phân biệt giữa những hoạt động thương mại phù hợp và không phù hợp theo quy tắc của WTO nhằm đánh giá đúng đắn các biện pháp bóp mép thị trường.

Ông Goyal nhận định “Chúng tôi lo ngại những chính sách hỗ trợ nông nghiệp đang được các quốc gia phát triển áp dụng sẽ gây bất ổn cho hoạt động thương mại, chừa lại khe cửa rất hẹp đối với thị trường nông sản tại những quốc gia này”.

Cần có sự minh bạch trong hoạt động trợ cấp thương mại cả trực tiếp lẫn gián tiếp nhằm lành mạnh hóa hoạt động xuất khẩu.

Nguồn: Livemint

Từ khóa: WTO, Ấn Độ, trợ cấp, căng thẳng thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401098
Go to top