Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO

Vietnam

Cách đây 5 năm - ngày 7.11.2006, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đó là thành công lớn sau hơn 11 năm kiên trì trên hành trình này, dấu mốc quan trọng nhất trong lộ trình hội nhập quốc tế.

Nhìn lại hành trình

Ngay khi tiến hành công cuộc Đổi mới, chính là Việt Nam đã gửi tới cộng đồng quốc tế “Thông điệp về hội nhập”, khẳng định Việt Nam muốn làm bạn với bốn phương, và đã, đang có thế cùng lực mới để làm đối tác tin cậy của bốn phương. Vậy nên hành trang hội nhập đã được sửa soạn khá sớm để tiến tới mục tiêu gia nhập WTO. Tháng 7.1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cũng tháng 7.1999 Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với Cộng đồng Châu Âu (EC). Ngày 15.12.1995 chính thức tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Tháng 3.1996, Việt Nam cùng với 9 nền kinh tế Châu Á và 15 nền kinh tế thuộc Liên minh Châu Âu, là những sáng lập viên Diễn đàn Kinh tế Á - Âu (ASEM). Ngày 18.11.1998, trở thành thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tháng 7.2000 ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA), có hiệu lực từ tháng 12.2001 - mở toang cánh cửa gia nhập WTO.

Thành công bước đầu

5 năm qua, dù tình hình biến động phức tạp khó lường, đặc biệt là hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô Việt Nam cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng, tiềm lực và quy mô kinh tế tăng lên. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%/năm. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,9% GDP. Quy mô GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000. GDP bình quân theo đầu người 1.168USD.

Trong 5 năm 2006-2010, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 45 tỉ USD, vượt 77,8% so với kế hoạch. Tổng số vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt 146 tỉ USD, gấp 7 lần so với giai đoạn 2001-2005.

Hội nhập, đã phá được thế bao vây cấm vận, tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới 149 nền kinh tế thành viên. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người năm 2010  đạt 914,4 USD/người trong khi năm 2006 là 559,2 USD/người. Theo đà diễn biến các tháng gần đây, đến thời điểm này đã khẳng định năm 2011 xuất khẩu sẽ vượt năm 2010 rất ngoạn mục. Đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên, trong đó đầu bảng là Hoa Kỳ, đạt 14,2 tỉ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc.... Cũng trong số 19 thị trường nói trên có 6 tên tuổi thuộc khu vực ASEAN, lần lượt theo trị số kim ngạch từ lớn đến nhỏ là Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia, Thái Lan. Trên tổng thể cán cân thương mại của Việt Nam là nhập siêu, nhưng hiện có 6 thị trường ta xuất siêu là Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Campuchia, Anh, Hà Lan, Philippines, như một tin báo tiệp rằng sẽ cân bằng xuất - nhập.

Là lĩnh vực nhạy cảm, khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đối ngoại phát triển cả về chiều rộng và bề sâu. Nhiều loại hình dịch vụ mới được mở mang.

Đã đầu tư phát triển một số ngành công nghệ mới, công nghệ cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu lao động cũng chuyển biến tích cực, giảm dần lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Qua hội nhập đã tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, đào tạo được đội ngũ cán bộ và quản lý kinh doanh năng động hơn. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm cạnh tranh.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác lập, ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh. Các yếu tố thị trường và các loại hình thị trường tiếp tục hình thành và phát triển. Cơ chế chính sách thông thoáng, đầy đủ, đồng bộ, môi trường kinh doanh được cải thiện. Giai đoạn 2006 - 2010, số doanh nghiệp tăng 2,3 lần về số lượng và 7,3 lần về số vốn so với 5 năm trước.

Thực hiện nghĩa vụ thành viên theo đúng các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành mạnh mẽ cải cách chính sách kinh tế - thương mại theo hướng minh bạch và tự do hoá. Việc cải cách thể hiện ở các cam kết về pháp luật và thể chế hành chính, mở cửa thị trường nội địa. Cộng đồng quốc tế thừa nhận Việt Nam là thành viên mới năng động, đầy triển vọng.

Vẫn chưa được như mong muốn

Thành quả do việc gia nhập WTO chưa được như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa là cơ thể kinh tế nước ta vẫn còn yếu kém, chưa thể hấp thụ, chuyển hoá những cơ may thành hiện thực, trong khi đó chưa đào thải hết khó khăn do hội nhập mang vào. Có lẽ đó là vì:

1. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá nước ta ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp còn kém, thể hiện là giá thành còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn quốc tế, chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp.

2. Chưa chủ động phát huy mọi nguồn lực trong nước bằng chính sách ổn định lâu dài, hệ thống pháp lý đồng bộ. Chưa chủ động phát huy mọi nguồn lực trong nước, khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trước tình huống phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong nước, việc thua trên sân nhà là khó tránh.

3. Đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô, quản trị sản xuất kinh doanh và thực hành trong nhiệu lĩnh vực, nhiều địa phương còn bất cập so với yêu cầu  trình độ khu vực và quốc tế.

4. Chưa nhận thức thật đầy đủ và thống nhất về hội nhập, chưa coi đây là yêu cầu tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta không thể đứng ngoài. Cũng có biểu hiện nóng vội có ngay sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế về vốn, kỹ thuật, công nghệ, quản lý tiên tiến, để phát triển. Nhưng cũng có thiên hướng chỉ lo lắng về thách thức, hoang mang khi thị trường quốc tế rúng động, lập tức Việt Nam lãnh đủ, khác xa với thời nằm im trong vỏ bọc bao cấp quốc tế.

Định hướng

1. Đổi mới cấu trúc nền kinh tế đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, xử lý các vấn đề lạm phát, thâm hụt thương mại, củng cố khả năng quản lý, sự năng động của hệ thống tài chính - tìền tệ. Đầu tư, đổi mới công nghệ và năng lực quản trị kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ Việt Nam.

2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đi đôi với việc cải cách hành chính, nâng cao tính hiệu quả của hệ thống chính sách, bộ máy và cơ chế quản lý. Tiếp tục hoàn thiện các yếu tố kinh tế thị trường, các loại hình thị trường, để được công nhận có nền kinh tế thị trường trước hạn 31.12.2018.

3. Đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục đào tạo với chiến lược dài hạn nhằm có đội ngũ công chức, chuyên gia, công nhân lành nghề thực sự có chất lượng.

4. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp cán bộ, cộng đồng doanh nghiệp, toàn dân quán triệt, hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình hội nhập. Từ đó đồng thuận, chủ động thực hiện các chính sách theo lộ trình hội nhập.

5. Thực hiện đầy đủ các cam kết, các nghĩa vụ với WTO và với các tổ chức kinh tế quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.

Dù trong bất cứ tình huống nào, Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình, biến thách thức thành thời cơ, hội nhập thành công, đưa nước nhà lên tầm  cao mới.

Theo Laodong.com.vn

Từ khóa: Việt Nam, Tổ chức, Thương mại, thế giới, WTO, gia nhập, thành viên

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408166
Go to top