Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTO Phụ lục 2: Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp

Phụ lục 2: Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp

 

Hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT được xem như một trong những cơ sở cho trật tự thương mại đa phương.  Hệ thống này đã được củng cố và giản tiện hóa nhờ kết quả của những sửa đổi đã được phê chuẩn trong Hội nghị bộ trưởng rà soát giữa khóa tháng 12 năm 1988 ở Montreal. Các tranh chấp hiện được giải quyết bởi Hội đồng sẽ tuân thủ theo những quy tắc này, bao gồm quyền quyết định nhiều hơn trong việc thành lập, điều kiện tham chiếu và cơ cấu ban hội thẩm, những quyết định này sẽ không còn phụ thuộc vào ý chí của các bên đối với việc giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điểu chỉnh việc giải quyết tranh chấp của vòng đàm phán Uruguay (DSU) sẽ củng cố hơn nữa hệ thống giải quyết tranh chấp hiện tại, bổ sung thêm các quyền đã được thỏa thuận trong buổi hội nghị rà soát giữa khóa về việc thông qua các quyết định của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm. Hơn nữa, thỏa thuận này sẽ hình thành nên một hệ thống tổng hợp cho phép các thành viên WTO yêu cầu khiếu nại dựa trên các hiệp định thương mại đa phương trong các phụ chương của hiệp định thành lập WTO. Nhằm mục đích này, Cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ thi hành các quyền của hội đồng chung và các hội đồng và ủy ban của các hiệp định có liên quan.

 

Thỏa thuận này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tham vấn trong việc đảm bảo giải quyết tranh chấp, yêu cầu một thành viên phải tham vấn với một thành viên khác bằng một yêu cầu tham vấn trong vòng không quá 30 ngày. Nếu tranh chấp không được giải quyết sau 60 ngày từ ngày yêu cầu tham vấn, bên khiếu nại có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Nếu yêu cầu tham vấn bị từ chối, bên khiếu nại có thể trực tiếp gửi đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Các bên có thể tự nguyện đồng ý tuân theo biện pháp giải quyết thay thế là giúp đỡ thiện chí, hòa giải, trung gian và trọng tài.

 

Nếu tranh chấp không được giải quyết thông qua tham vấn, một ban hội thẩm có thể được yêu cầu thành lập, muộn nhất là trong cuộc họp tiếp theo của cơ quan giải quyết tranh chấp (DBS), cuộc họp mà trong đó yêu cầu thành lập ban hội thẩm được đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp, trừ khi trong cuộc họp đó DSB đồng thuận không thành lập ban hội thẩm. Thỏa thuận đề ra các quy tắc và khung thời gian cụ thể đối với việc quyết định các điều kiện tham chiếu và cơ cấu ban hội thẩm. Các điều kiện tham chiếu tiêu chuẩn sẽ được áp dụng nếu các bên không đồng ý các điều kiện đặc biệt trong vòng 20 ngày thành lập ban hội thẩm. Và cũng trong vòng 20 ngày, nếu các bên không đồng ý về cơ cấu của ban hội thẩm thì cơ cấu này sẽ được quyết định bởi Tổng giám đốc. Ban hội thẩm thường gồm 3 thành viên có lý lịch thích hợp và kinh nghiệm từ các nước không phải là các thành viên đang có tranh chấp. Ban thư ký có nhiệm vụ lưu giữ một danh sách các chuyên gia để đáp ứng tiêu chuẩn này.

 

Các thủ tục ban hội thẩm được đưa ra chi tiết trong thỏa thuận DSU này. Quy định rằng một ban hội thẩm thường sẽ phải hoàn thành công việc trong vòng 6 tháng, hoặc trong trường hợp khẩn cấp là 3 tháng. Các báo cáo ban hội thẩm có thể được xem xét thông qua trong vòng 20 ngày sau khi các thông báo được gửi đến các thành viên. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi báo cáo, báo cáo này phải được thông qua trừ khi DSB quyết định đồng thuận không thông qua báo cáo hoặc một bên trong tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mình.

 

Khái niệm rà soát phúc thẩm là một điểm quan trọng mới của thỏa thuận. Một cơ quan phúc thẩm sẽ được thành lập gồm 7 thành viên, 3 trong số đó sẽ giải quyết bất kỳ vụ tranh chấp nào. Kháng cáo chỉ giới hạn trong phạm vi các vấn đề mà luật quy định trong báo cáo của ban hội thẩm và những giải thích hợp pháp được đưa ra bởi ban hội thẩm. Thủ tục phúc thẩm sẽ không vượt quá 60 ngày từ ngày một bên chính thức thông báo quyết định kháng cáo. Báo cáo kết quả khi được DBS thông qua thì các bên phải chấp nhận vô điều kiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đến các thành viên, trừ khi DSB thống nhất quyết định không thông qua báo cáo.

tranh-chap

 

Một khi báo cáo ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm đã được thông qua, các bên liên quan sẽ phải thông báo quyết định của mình về việc thi hành các khuyến cáo này. Nếu các thành viên không thể tuân thủ ngay lập tức thì một “thời hạn hợp lý” để thực hiện sẽ được áp dụng. Thời hạn hợp lý này có thể là một thời hạn do các bên đề xuất và được DSB phê duyệt trong vòng 45 ngày thông qua báo cáo hoặc một thời hạn thông qua cơ chế trọng tài ràng buộc trong vòng 90 ngày kể từ khi thông qua các khuyến cáo hoặc phán quyết. Trong mọi trường hợp, DSB sẽ giám sát việc thi hành cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

 

Các điều khoản tiếp theo đưa ra các quy tắc về bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ . Trong một khoảng thời gian nhất định, các bên có thể tiến hành đàm phán để thống nhất một mức bồi thường có thể chấp nhận được. Nếu không đi đến thống nhất, một bên tranh chấp có thể yêu cầu DSB cho phép tạm hoãn các nhượng bộ và nghĩa vụ đối với bên liên quan. DSB sẽ chấp thuận yêu cầu này trong vòng 30 ngày kể từ ngày thời hạn hợp lý kết thúc. Nếu không đồng ý về mức độ tạm hoãn đó thì vấn đề này phải đưa ra trọng tài. Về nguyên tắc, việc tạm hoãn nhượng bộ này chỉ thi hành đối với cùng các lĩnh vực trong tranh chấp của vụ kiện. Nếu tạm hoãn không thiết thực và không hiệu quả, có thể xem xét áp tạm hoãn  lên một ngành khác thuộc phạm vi điều chỉnh của cùng một hiệp định. Hơn nữa, nếu tạm hoãn không hiệu quả và thực tế và nếu tình huống đủ nghiêm trọng, việc tạm hoãn nhượng bộ có thể được điều chỉnh bởi một hiệp định khác. Một trong những điều khoản cốt lõi tái khẳng định  rằng các thành viên không được tự mình đưa ra các phán quyết về việc vi phạm hoặc tạm hoãn nhượng bộ, nhưng có quyền tận dụng các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của DSU.

 

DSU bao gồm nhiều điều khoản liên quan đến lợi ích của các nước đang và kém phát triển. Thỏa thuận này cũng đưa ra những quy tắc để giải quyết các tranh chấp không liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ theo nội dung hiệp định nhưng một bên lại cho rằng lợi ích của mình bị xâm hại hoặc bị làm suy giảm. Những phán quyết đặc biệt được sẽ được thông qua bởi các bộ trưởng vào năm 1994 khi các quy tắc giải quyết tranh chấp Montreak hết hạn vào cuộc họp tháng 4 năm 1994 sẽ kéo dài hiệu lực cho đến khi hiệp định của WTO có hiệu lực. Các phán quyết khác sẽ được rà soát lại trong vòng 4 năm sau khi hiệp định WTO có hiệu lực.

 

Tải tài liệu

Phu luc 2- Quy tac va thu tuc giai quyet tranh chap DSU

Theo www.trungtamwto.vn 

Từ khóa: Phụ lục 2, Thỏa thuận, ghi nhận, quy tắc, thủ tục, điều chỉnh, giải quyết, tranh chấp

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401753
Go to top