Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtFTATin tứcHiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Hưởng lợi từ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) các doanh nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh đã tận dụng tốt các ưu đãi và đạt tăng tưởng xuất khẩu cao sang thị trường Nhật Bản.

Tiềm năng tăng trưởng lớn

Theo Hiệp định VJEPA, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% và ngược lại thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần xuống còn 7% vào năm 2018. Trong tình hình thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU còn đang bị ảnh hưởng bởi những khó khăn về kinh tế, việc giảm rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thông qua Hiệp định VJEPA đã góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu đối với hàng hóa Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.

Giai đoạn 2009 - 2010, Nhật Bản là thị trường kim ngạch xuất khẩu lớn thứ tư của Tp. Hồ Chí Minh sau Mỹ , Niu Dilân và X ingapo . Tuy nhiên, đến giai đoạn 2011 - 2012, Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ và chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.

Ông Huỳnh Khánh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố sang Nhật Bản gồm dệt may, thủy hải sản, giày dép, sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ… Dự kiến đến hết 8 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 492,2 triệu USD (tăng 5% so với cùng kỳ năm trước). Đạt được kết quả trên do doanh nghiệp Việt Nam đã được hưởng lợi ưu đãi thuế quan từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản và Hiệp định VJEPA. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu giày dép là 97 triệu USD (tăng 28,9%) do các nhà xuất khẩu Nhật Bản có sự chuyển dịch từ các thị trường khác sang Việt Nam sau thời gian thăm dò, tìm hiểu.

Theo ông Nguyễn Thành Vinh, đại diện Hội Dệt may Thêu đan Tp. Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ ba của Việt Nam, đặc biệt những khách hàng lớn từ Nhật Bản đã và đang đặt hàng tại Việt Nam như Uniqlo, Itochu, Mitsubishi, Aeon… Các đối tác Nhật Bản rất chú trọng đến việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhằm tận dụng triệt để cơ hội giao thương với Nhật Bản, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho sản phẩm công nghiệp xuất khẩu gồm dệt may, da giày, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ…

Cần tận dụng tốt thuế suất

Với tiềm năng thị trường lớn, môi trường kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là tác động của những Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản, VJEPA, TPP…, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm thấy nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản. Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức ký VJEPA từ năm 2008, tạo thành một khuôn khổ pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Trong vòng 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để tiến đến hợp tác xây dựng khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh.

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam (Vasep) cho biết: ngành thủy hải sản Việt Nam cần tận dụng tốt việc được hưởng thuế suất ưu đãi khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Cụ thể, mở rộng thị trường chế biến thông qua việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ nước thứ ba thuộc khối ASEAN, chế biến tại Việt Nam và tái xuất sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ hội đón dòng chảy đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc, Thái Lan… của doanh nghiệp Nhật Bản. Hiệp định FTA ASEAN đang mở rộng ra 6 nước ASEAN + 6 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Niu Dilân và Ấn Độ) hứa hẹn tạo ra khối thương mại chung lớn nhất thế giới.

Ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, cho rằng Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản và Hiệp định VJEPA mang lại nhiều ưu đãi về thuế suất, nhưng muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần tập trung sản xuất hàng hóa chất lượng, có giá trị sử dụng cao, đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời, khả năng đầu tư cho thiết kế sản phẩm cũng như cải tiến công nghệ sản xuất còn hạn chế, nên cần tận dụng cơ hội từ các Hiệp định này để tăng cường năng lực cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản

Theo TTXVN

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403224
Go to top