Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtEVFTAPhân tích đánh giá tác độngĐánh giá việc thực thi Hiệp định EVFTA và CPTPP của Việt Nam

Đánh giá việc thực thi Hiệp định EVFTA và CPTPP của Việt Nam

05.08-13

Ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế toàn cầu và tự do hóa thương mại đã trở thành những xu thế nổi bật của kinh tế thế giới. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam cũng đã và đang tiến hành những bước đi đúng đắn để hội nhập hơn nữa với thế giới. Nhìn lại hành trình 30 năm Đổi mới và mở cửa thị trường của Việt Nam kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6-khi mà hội nhập quốc tế chỉ đơn giản là mở cửa kinh tế, Việt Nam ngày nay đã có cho mình một chính sách hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cụ thể và hoàn thiện. Cột mốc quan trọng đầu tiên là ngày 11/1/2007 - khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO sau 11 năm dài đàm phán. Kể từ đó, một giai đoạn mới mở ra: kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu sắc hơn và toàn diện hơn với kinh tế thế giới.

Tiến trình hội nhập của Việt Nam diễn ra cả ở cấp khu vực lẫn quốc tế, và Việt Nam đã thiết lập được các mối quan hệ thân thiết với nhiều đối tác lớn. Đặc biệt trong những năm gần đây, Việt Nam chủ động tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTAs), bổ sung cho mục tiêu thương mại đa phương và tự do hóa đầu tư, trong bối cảnh các hình thức hợp tác trên phải đối mặt với nhiều rào cản. Trong số 13 FTA mà Việt Nam đã ký kết, FTA với liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là nổi bật hơn cả. Hai hiệp định này được xem là các FTA thế hệ mới bởi vì chúng chứa đựng các cam kết chưa từng có trong các FTA trước đây mà Việt Nam tham gia. Đó là các điều khoản về cải cách thể chế để hoàn thiện môi trường pháp lý, phù hợp với các cam kết của Việt Nam với quốc tế, kết quả là, giúp Việt Nam trở thành một nền kinh tế cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ tiên tiến và các nguồn lực quan trọng khác cho phát triển.

Dưới đây, tác giả bài viết sẽ đánh giá các lợi thế nổi bật của EVFTA và CPTPP cũng như việc thực thi 2 hiệp định trong 3 lĩnh vực sau: (1) tiếp cận thị trường; (2) mua sắm công; và (3) giải quyết tranh chấp, dưới góc độ của một nhà đầu tư nước ngoài.

I. Lợi thế

1. Tiếp cận thị trường

a. EVFTA

Mở cửa thị trường hàng hóa: Việt Nam cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu 48.5%, tương đương 64.5% hàng hóa xuất khẩu của EU vào Việt Nam, ngay khi hiệp định có hiệu lực (tức ngày 1/8/2020). 10 năm tiếp theo, Việt Nam sẽ xóa bỏ 99% tổng dòng thuế, tương đương 99,8% giá trị xuất khẩu của EU. Đối với một số sản phẩm như xe máy từ 1500 phân khối trở lên, phụ tùng ô tô và khoảng một nửa các sản phẩm dược phẩm xuất khẩu của EU, cơ chế giảm thuế sẽ được áp dụng sau 7 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Đối với các dòng thuế còn lại, thuế sẽ được giảm sau 10 năm hoặc sẽ được áp dụng ưu đãi thông qua cơ chế hạn ngạch. Đây được xem là cam kết giảm thuế lớn chưa từng có đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thể hiện mong muốn hội nhập và hợp tác hơn nữa với EU

Mở cửa thị trường dịch vụ: Mặc dù các cam kết của Việt Nam với WTO được sử dụng làm nền tảng khi đàm phán EVFTA, Việt Nam không chỉ mở cửa cho các ngành cung cấp dịch vụ của EU mà còn thực hiện các cam kết cao hơn các cam kết trước đây trong WTO, từ đó, các nhà đầu tư EU sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Việt Nam. Các ngành mà Việt Nam chưa mở cửa trong cam kết với WTO nhưng lại mở cửa cho các nhà đầu tư của EU bao gồm, nhưng không giới hạn: dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan đến học thuật; dịch vụ điều dưỡng, vật lý trị liệu; dịch vụ đóng gói; dịch vụ tổ chức hội chợ thương mại và triển lãm và dịch vụ vệ sinh công trình. Đáng lưu ý là EVFTA bao gồm các điều khoản về đối đãi tối huệ quốc – tức có nghĩa nếu một bên tham gia đàm phán một hiệp định khác với các ưu đãi cao hơn, thì cũng phải áp dụng ưu đãi đó cho bên còn lại trong EVFTA.

b. CPTPP

Mở cửa thị trường hàng hóa: Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% dòng thuế, trong đó: (i) 65.8% dòng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (14/1/2019); (ii) 86.5% dòng thuế về 0% trong năm thứ 4; (iii) và 97.8% dòng thuế về 0% trong năm thứ 11; (iv) Các mặt hàng còn lại sẽ được dở bỏ thuế vào năm thứ 16 hoặc được áp dụng hạn ngạch. CPTPP cũng bao gồm các vấn đề chưa được đề cập trong WTO như thuế nhập khẩu đối đối hàng hóa sản xuất lại, tân trang lại, mở cửa thị trường cho hàng hóa tân trang lại, hàng độc quyền và hàng quá cảng.

Mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư: Tất cả 11 nước thành viên đều đồng thuận sẽ tự do hóa lĩnh vực này. CPTPP mở cửa nhiều ngành hơn so với WTO, như viễn thông, phân phối và một số ngành sản xuất. Thêm vào đó, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của WTO (đối đãi quốc gia, đối đãi tối huệ quốc, tiếp cận thị trường và hiện diện thương mại), CPTPP còn áp dụng một cách tiếp cận bảo hộ, nghĩa là các nước chỉ mở cửa hoàn toàn cho các nhà cung ứng dịch vụ của nhau, ngoại trừ một số ngoại lệ được thể hiện trong các cam kết riêng giữa các nước với nhau (biện pháp không tương thích). Để được bảo lưu, các nước thành viên phải chứng minh sự cần thiết của việc này và đàm phán với các nước còn lại. Nếu được chấp thuận, các biện pháp không tương thích này chỉ có thể áp dụng giới hạn cho một số ngành nhạy cảm nhất định. Các nước thành viên chỉ được áp dụng các chính sách tốt hơn mức cam kết trở lên (nguyên tắc chỉ tiến không lùi). CPTPP cũng bao gồm các nghĩa vụ về việc xóa bỏ các điều kiện hoạt động (ví dụ như, xóa bỏ điều kiện về hàm lượng nội địa, các điều kiện xuất khẩu, sử dụng các công nghệ nhất định, địa điểm tiến hành dự án đầu tư, …) và các điều kiện hợp lý về quản lý cấp cao và ban giám đốc. Đáng chú ý là, Chương Đầu tư trong CPTPP cho phép khởi kiện chính phủ ngay từ giai đoạn đăng ký đầu tư.

2. Mua sắm chính phủ:

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ chi tiêu công trên GDP cao nhất thế giới (39% hàng năm kể từ năm 1995). Tuy nhiên, mãi cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa đồng ý để hoạt động mua sắm công tuân thủ Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên, Việt Nam đã mở cửa lĩnh vực này trong EVFTA và cả CPTPP. Nhà đầu tư của các nước thành viên 2 hiệp định trên chắc chắn sẽ được tiếp cận thị trường mua sắm công còn rộng lớn của Việt Nam, với rất nhiều ưu đãi và lợi thế.

a. EVFTA

Chương mua sắm công chủ yếu bao gồm các điều khoản yêu cầu phải đối đãi với nhà thầu EU, hoặc các nhà thầu trong nước nhưng được EU góp vốn, tương đương như nhà thầu Việt Nam khi chính phủ Việt Nam đầu thầu hàng hóa hoặc dịch vụ với giá trị vượt quá một ngưỡng xác định. Việt Nam có trách nhiệm phải công bố thông tin đầy đủ về gói thầu và đảm bảo thời gian nộp hồ sơ thầu một cách hợp lý, để các nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị, đồng thời bảo mật hồ sơ dự thầu. EVFTA cũng yêu cầu các bên phải lựa chọn thầu dựa trên nguyên tắc khách quan và công bằng, và chỉ đánh giá dựa trên các tiêu chí chọn thầu đã được nêu trong thông báo mời thầu; có cơ chế xử lý và giải quyết tranh tranh,…. Ngoài ra, EVFTA còn yêu cầu các bên phải đảm bảo thủ tục đấu thầu tuân thủ với các cam kết và bảo vệ được lợi ích cho bên mời thầu, vì vậy, giúp Việt Nam giải quyết được bài toán đó là bên trúng thầu là bên đưa ra giá thấp hơn nhưng lại có chất lượng dịch vụ thấp hơn.

Tin rằng với những thay đổi trên, các nhà xuất khẩu của EU sẽ tiếp cận và cạnh tranh hiệu quả hơn tại các thị trường trước đây bị đóng cửa.

b. CPTPP

CPTPP lên danh sách các cơ quan nhà nước khi mua sắm một số loại hàng hóa và dịch vụ nhất định ở một giá trị nhất định thì bắt buộc phải sử dụng đấu thầu rộng rãi. Nói cách khác, một đợt đấu thầu chỉ phải tuân thủ CPTPP khi thỏa mãn cả 3 điều kiện về chủ thể mua sắm, loại hàng hóa dịch vụ, và giá trị mua sắm. Hai bên không được đàm phán lại bất kỳ nội dung nào trong hiệp định nhằm để mở rộng phạm vi của chương Mua sắm Chính phủ, đặc biệt liên quan đến các hợp đồng của chính quyền địa phương và trung ương. Việc tái đàm phán về vấn đề này chỉ được khởi động lại sau khi CPTPP được thực thi ít nhất 5 năm. CPTPP cũng bảo gồm các nguyên tắc đối đãi quốc gia và đối đãi tối huệ quốc, xóa bỏ các điều kiện mời thầu ưu ái cho nhà thầu trong nước – chẳng hạn như điều kiện chỉ sử dụng các hàng hóa trong nước hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước, điều kiện về chuyển giao kỹ thuật, hoặc thương mại và đầu tư hai chiều,…. CPTPP yêu cầu các bên phải cải cách thủ tục đấu thầu, và bảo vệ lợi ích của chủ thầu bằng cách cho phép Bên mời thầu loại bỏ các gói thầu hoạt động yếu kém và có năng lực thấp.

3. Giải quyết tranh chấp

a. EVFTA

Đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến đầu tư, một nhà đầu tư được phép kiện lên Tòa án Đầu tư để giải quyết (Cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước – Nhà đầu tư – ISDS). Phán quyết cuối cùng sẽ có hiệu lực thực thi bắt buộc, bất kể tòa án địa phương có công nhận tính hiệu lực của phán quyết hay không. Đây là một lợi thế cho các nhà đầu tư EU vì thực tế cho thấy tỷ lệ bác bỏ khiếu kiện của tòa án Việt Nam đối với các vụ kiện nước ngoài cực kỳ cao, vì nhiều lý do khác nhau.

b. CPTPP

CPTPP bảo vệ nhà đầu tư và bảo vệ các dự án đầu tư tại nước tiếp nhận bằng các điều khoản về việc không phân biệt đối xử; đối đãi công bằng và ngang nhau; bảo vệ tuyệt đối và an ninh; cấm việc tước đoạt tài sản không vì mục đính công và không có đền bù hoặc không theo đúng thủ tục; tự do chuyển vốn liên quan đến các khoản đầu tư; và tự do bổ nhiệm các vị trí nhân sự cấp cao bất kể quốc tịch. Lần đầu tiên, nhà đầu tư của một bên có thể kiện chính phủ của bên còn lại vì vi phạm các cam kết liên quan đến đầu tư khi tiến hành đầu tư tại nước đó. Tuy nhiên, lưu ý rằng trong CPTPP, nhà đầu tư sẽ không thể kiện Chính phủ theo điều ISDS nếu có bất kỳ tranh chấp nào về một hợp đồng đầu tư. Hợp đồng đầu tư là một thỏa thuận bằng văn bản được ký kết và có hiệu lực sau ngày hiệu lực của CPTPP, giữa một cơ quan quản lý cấp trung ương của một Bên và đầu tư theo Hiệp định này hoặc một nhà đầu tư của Bên còn lại, tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc hai bên theo luật áp dụng. Thỏa thuận bằng văn bản là thỏa thuận dưới hình thức văn bản được đàm phán và thực hiện bởi hai bên bằng một hoặc nhiều phương thức. Một hành động đơn phương của một cơ quan hành chính hoặc tư pháp, như cho phép, cấp phép, cấp chứng nhận, chấp thuận, … và một quyết định hoặc lệnh chấp thuận theo thủ tục hành chính hay tư pháp sẽ không được coi là thỏa thuận bằng văn bản. CPTPP cũng cho phép giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước thông qua hình thức trọng tài. Ngoài ra, CPTPP còn có một số điểm mới so với các thỏa thuận hiện có, chẳng hạn như tính minh bạch trong thủ tục xét xử, công bố hồ sơ và phán quyết trọng tài, và cho phép các Bên Không Tranh chấp nhưng có quan tâm đến vụ việc được nộp các trình báo bằng văn bản lên cho trọng tài. Phán quyết trọng tài là phán quyết cuối cùng, có tính bắt buộc thực thi không hạn chế tại các nước thành viên CPTPP.

Còn tiếp

Nguồn: Lexology

Từ khóa: đánh giá, việc thực thi, Hiệp định, EVFTA, CPTPP, Việt Nam

Chuyên mục EU-VN FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408146
Go to top