Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Cải tổ quản trị để thích nghi với CPTPP

congnhannu0208

Những thách thức lớn từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần thoát khỏi rào cản từ chính bản thân, đặc biệt là vấn đề quản trị và kiểm soát nội bộ.

Theo nhóm nghiên cứu của Ts. Hà Công Anh Bảo (Đại học Ngoại thương), một trong những thách thức của (doanh nghiệp) DN Việt khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đó là rào cản từ chính bản thân DN.

Trên thực tế, các yếu tố nội tại như trang thiết bị, chất lượng lao động, nguồn lực, vốn, xúc tiến thương mại, chiến lược kinh doanh có tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của DN.

Lơ là kiểm soát nội bộ

Theo nhóm nghiên cứu, đây là yếu tố để DN Việt tự đánh giá mình trước những tác động của các FTA thế hệ mới. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng DN có nội lực để không bị tác động bởi các hiệp định này là khoảng 30-40%. Giá thành sản phẩm cao và thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao là hai vấn đề được nhiều DN quan tâm.

Trước vấn đề hội nhập với CPTPP và nhiều FTA như hiện nay, giới chuyên gia cho rằng việc hiểu biết rõ ràng về những yếu tố nội tại, về quản trị DN, kiểm soát nội bộ, cũng như các quy tắc ứng xử đối với sự phát triển bền vững của DN là điều cực kỳ quan trọng đối với DN Việt.

Trong khi đó, số liệu khảo sát từ 239 DN được đưa ra tại hội thảo tham vấn ý kiến do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 5/3 rất đáng lưu tâm khi chỉ có 50-60% DN cho thấy sự hiểu biết rõ ràng cũng như vai trò quan trọng của kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử đối với sự phát triển bền vững của DN.

Thậm chí, có tỷ lệ lớn các DN còn hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về khái niệm kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử; hoặc hiểu đơn thuần kiểm soát nội bộ chỉ là trách nhiệm của kiểm soát viên nội bộ, chứ không phải là vấn đề quản trị DN.

Theo lưu ý của Ts. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, khi các hệ thống kiểm soát và tuân thủ của DN không được áp dụng hoặc không thực hiện đúng chức năng, các hành vi xấu dễ có cơ hội nảy sinh trong các công ty và vượt ra ngoài biên giới thông qua các chuỗi cung ứng, đầu tư và thương mại toàn cầu.

Còn theo bà Caitlin Wiesen, quyền Trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam, bộ quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ trong DN có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh. Việc áp dụng các công cụ này là trách nhiệm của các DN và tổ chức kinh tế theo Luật Phòng, chống tham nhũng.

Quản trị tốt giúp cạnh tranh tốt

Trong vấn đề quản trị của DN Việt, theo bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte Việt Nam, vai trò của HĐQT là dẫn dắt DN phát triển. Những điều đáng lưu tâm của HĐQT không phải là vấn đề trong quá khứ mà nên là vấn đề của tương lai và làm sao tạo dựng được chiến lược phát triển DN một cách bền vững.

Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC (thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới) phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào, nhận định: "Các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị đã trở thành một yếu tố quan trọng trong mỗi quyết định đầu tư. Với mối liên hệ rõ ràng giữa việc quản lý tốt các tác động môi trường và xã hội với hiệu quả kinh doanh trong dài hạn, những công ty cam kết tuân thủ các thông lệ tốt về phát triển bền vững sẽ có ưu thế trong việc thu hút vốn và sự quan tâm của nhà đầu tư".

Theo giới chuyên gia, cải cách quản trị trong DN Việt trước hội nhập hiện là ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quản lý, nhà đầu tư tổ chức và HĐQT các công ty. Một hệ thống quản trị DN tốt sẽ góp phần cho sự cạnh tranh của DN trước nhiều FTA được tốt hơn.

Với CPTPP có thể sẽ tác động lớn đến các DN Việt trong tương lai, trong vấn đề quản trị DN, bà Phạm Thanh Nga (thành viên Hội Luật quốc tế Việt Nam – VSIL) cho rằng các DN Việt cần thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh.

Trên thực tế, đối với các DN Việt, cạnh tranh từ việc mở cửa thị trường trong nước theo CPTPP sẽ tạo ra áp lực không nhỏ buộc họ phải cải tổ, nâng cao năng lực cạnh tranh mới có thể tồn tại. Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP thậm chí có thể làm cho một số DN lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra.

Theo bà Nga, khi CPTPP có hiệu lực, các DN Việt sẽ phải đối mặt với các biện pháp tự vệ, chuyển tiếp đặc thù của Hiệp định. Các quốc gia thành viên sẽ có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các DN Việt Nam phải có những biện pháp để ứng phó khi xuất khẩu sang một thị trường nhất định.

"Mặt khác, khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngoài việc tiếp nhận vốn cần học tập các phương pháp quản trị DN tiên tiến và tích cực tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng điều hành, quản lý DN hiệu quả hơn", bà Nga khuyến nghị.

Nguồn: Thời báo Kinh doanh

Từ khóa: cải tổ, quản trị, thích nghi, CPTPP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007413301
Go to top