Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngBộ trưởng David Parker: Tầm nhìn CPTPP sẽ đóng vai trò quyết định trong một năm thương mại căng thẳng

Bộ trưởng David Parker: Tầm nhìn CPTPP sẽ đóng vai trò quyết định trong một năm thương mại căng thẳng

davidparker

Ông David Parker, Bộ trưởng Phát triển Thương mại và Xuất khẩu New Zealand cho biết, cuộc họp đầu tiên giữa các nước thành viên CPTPP kể từ khi hiệp định tự do thương mại này có hiệu lực là một cơ hội để củng cố tiềm năng cho hiệp định, trong một năm đầy thách thức tiếp theo đối với những người ủng hộ tự do thương mại.

Ông Parker đã đến Tokyo trong tuần này để tham dự cuộc họp đầu tiên của Ủy ban CPTPP, được thành lập bởi 11 quốc gia ký kết hiệp định.

Sau nhiều năm đàm phán và sự rút lui của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump, hiệp định đã chính thức có hiệu lực từ 30/12 năm ngoái, và hai vòng cắt giảm thuế quan đầu tiên đã được áp dụng.

Ông Parker cho biết các nhà xuất khẩu New Zealand đã bắt đầu hưởng lợi từ CPTPP, bao gồm ngành sản xuất thịt bò – từng bị “đè bẹp” bởi các đối thủ cạnh tranh đến từ Australia, và ngành sản xuất trái cây, hiện nay cũng có vị thế tốt hơn so với Chi-lê.

Cuộc họp tại Tokyo là cơ hội để 11 quốc gia thảo luận những bước tiếp theo cho hiệp định, bao gồm khả năng mở rộng.

Ông Parker nói: “Tôi nghĩ đây sẽ là cơ hội để bàn luận và xác định tầm nhìn cho CPTPP như một hiệp định quốc tế, xác định tốc độ và mức độ mở rộng của nó sao cho phù hợp”.

Theo các thông tin truyền thông, nhiều quốc gia đã bắt đầu bày tỏ sự quan tâm đối với hiệp định, chẳng hạn như Anh quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia.

Hiệp định này cũng sẽ tạo ra một lá chắn quan trọng cho New Zealand, trong một năm được dự đoán là vô cùng khó khăn đối với thương mại quốc tế, do tác động của những làn sóng chủ nghĩa bảo hộ tương tự như năm 2018.

“Nhật Bản, Canada, Mexico là ba quốc gia G20 mà trước đây chúng tôi không có được quan hệ thương mại vững chắc. Nhưng hiện tại, chúng tôi đã đạt được thông qua CPTPP. Đây là một mảnh ghép to lớn và quan trọng để đảm bảo an toàn cho New Zealand”.

Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay nhận xét, chính phủ cần làm tất cả mọi thứ để thu hút nhiều quốc gia khác đến với CPTPP, trong đó Mỹ là “ưu tiên hàng đầu”.

Ông McClay nói, mặc dù Trump từng tuyên bố là ông không ủng hộ thỏa thuận TPP phiên bản ban đầu, nhưng Mỹ cũng đã bày tỏ mong muốn được giao thương nhiều hơn với New Zealand, và đây có thể là động lực cho một cuộc đổi mới.

“Đàm phán thương mại không phải là những cuộc thảo luận vài ngày, nó thường mang tính trung hạn hoặc dài hạn. Suy cho cùng, Mỹ từng bị thu hút vào các cuộc đàm phán TPP vì những lý do chiến lược, và hiện tại, họ càng có nhiều lý do để tham gia vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.

Một năm tiếp tục bận rộn của nền thương mại

Với việc CPTPP có hiệu lực vào cuối năm ngoái, 2019 dự kiến sẽ là một năm bận rộn tiếp theo của chính phủ trên mặt trận thương mại.

Ông Parker nói, ưu tiên của New Zealand sẽ là tiếp tục các cuộc đàm phán FTA với Liên minh Châu Âu và khối RCEP, cũng như đạt tiến độ trong việc nâng cấp FTA với Trung Quốc.

Chia sẻ về việc nâng câp hiệp định với Trung Quốc, ông Parker cho biết: “Trong 6 tháng qua, một số chương đàm phán đã đạt nhiều tiến triển, và chúng tôi muốn duy trì tiến độ này trong năm nay”.

Ông đánh giá rằng tiến độ đàm phán tự do thương mại với các nước trong Liên minh Thái Bình Dương và Nam Mỹ sẽ “khó dự đoán hơn” so với năm ngoái.

Nguyên nhân một phần là do kỳ bầu cử mới đây tại Colombia và Mexico, và do hiệp định CPTPP vốn dĩ đã có sự tham gia của hầu hết các nước trong Liên minh Thái Bình Dương (trừ Colombia).

Ông McClay cho biết các cuộc đàm phán nâng cấp hiệp định với Trung Quốc và Singapore “có vẻ như đang chững lại”, và chính phủ phải đảm bảo ký kết được một hiệp định mới, chất lượng cao càng sớm càng tốt.

Ông nói, chính phủ cũng cần quyết đoán hơn khi xem xét những hệ quả có thể xảy ra của Brexit đối với các nhà xuất khẩu New Zealand.

“New Zealand hiện có hai lựa chọn: chúng ta có thể lùi ra sau và chờ xem điều gì sẽ xảy ra, sau đó xoay sở để giành lấy kết quả tích cực trong một tình huống xấu nhất, hoặc chúng ta có thể làm những gì mà các chính phủ trước đây luôn làm, đó là chủ động xây dựng một chương trình nghị sự thương mại tiến bộ, hướng ngoại và tìm kiếm những cơ hội mới.”

Quy trình tố tụng WTO giữ vai trò quan trọng

Một vấn đề thương mại khác đang ngày càng phức tạp là về tương lai của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại của WTO sẽ ngưng hoạt động vào cuối năm nay trừ khi Mỹ rút lại phủ quyết trong vấn đề bổ nhiệm thẩm phán mới.

Ông Parker cho biết, New Zealand tán thành với nhiều lời chỉ trích mà Mỹ dành cho WTO, tuy nhiên, ông cho rằng chúng ta cần tìm giải pháp khắc phục thay vì thẳng tay giết chết tổ chức này.

“Quả thức là WTO cần phải cải cách, nhưng tổ chức này vẫn là thứ tốt nhất mà chúng ta hiện đang có được, và chúng ta không muốn mất nó”.

Ông McClay nhận xét, việc WTO mất đi cơ chế giải quyết tranh chấp cũng ảnh hưởng đặc biệt đến New Zealand, vì nước này từng thắng tất cả các vụ kiện mà họ trình lên cơ quan phúc thẩm WTO trong quá khứ.

“Nếu chúng ta không có một cơ quan đứng ra phân xử, hệ thống thương mại toàn cầu sẽ trì trệ - với những nước lớn như Mỹ thì điều này không đáng ngại, nhưng với một quốc gia như New Zealand thì nó sẽ tác động xấu lên tương lai nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn”.

Nguồn: Newsroom

Từ khóa: CPTPP, WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp, chủ nghĩa bảo hộ, hiệp định tự do thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412381
Go to top