Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngCPTPP: thành tố chủ chốt mới trong thương mại quốc tế

CPTPP: thành tố chủ chốt mới trong thương mại quốc tế

toancauhoa29032018

Tóm tắt

Bất chấp lo ngại, Hiệp định được hồi sinh CPTPP gần đây đã trở thành hiện thực, đem lại tác động tích cực cho thương mại quốc tế. Các bước tiếp theo sẽ là kết nạp thêm thành viên, và thành lập một cơ quan giúp việc (Secretariat) quy mô nhỏ.

Lời bình

Sau các cuộc đàm phán kéo dài, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 nước đã đi vào hiệu lực từ 30/12/2018, khi Úc, Canada, Nhật, Mexico, New Zealand và Singapore thực thi đợt giảm thuế đầu tiên trong lộ trình. Việt Nam cũng đã bắt đầu cắt giảm thuế vào ngày 14/1/2019, và 4 nước thành viên còn lại được kỳ vọng sẽ sớm làm theo. Các nước trong CPTPP chiếm xấp xỉ 14% kinh tế toàn cầu.

Việc CPTPP đi vào hiệu lực là một bước đi đúng hướng, trong bối cảnh môi trường chính sách thương mại khó lường như hiện nay. Hiệp định này đã duy trì và tiếp theo động lực cho tiến trình tự do hóa thương mại, khi chủ nghĩa đa phương do WTO dẫn dắt bị kiềm hãm. CPTPP còn góp phần đặt ra các quy tắc tiên phong và thỏa đáng ở tầm khu vực về rất nhiều vấn đề thương mại của thế kỷ 21 liên quan đến mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng, và tạo ra một thị trường ấn tượng với 500 triệu người tiêu dùng có sức mua cao trên khắp châu Á, châu Mỹ và Thái Bình Dương.

Những lo ngại không đúng về CPTPP

CPTPP yêu cầu các nước thành viên cắt giảm thuế ở mức độ chưa từng có (xóa bỏ thuế trên hơn 95% dòng thuế, tương ứng hơn 98% tổng kim ngạch thương mại giữa các nước thành viên), yêu cầu mở cửa rộng cho khu vực dịch vụ và cơ chế đầu tư, cân chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật giữa các nước, và tăng cường phối hợp trong xây dựng chính sách.

Ngoài ra, CPTPP còn bao gồm một chương riêng cho “doanh nghiệp Nhỏ và Vừa” nhằm giúp loại hình doanh nghiệp vốn chưa tham gia mạnh mẽ vào hoạt động thương mại quốc tế có thể tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mới do CPTPP tạo ra.

CPTPP còn bao gồm các tiêu chuẩn cao trong vấn đề Lao động, Mội trường, Minh bạch và chống Tham nhũng, để nâng cao tính công bằng xã hội và cải cách các quy định pháp luật trong các nước thành viên.

Tuy nhiên, những lợi ích mà hiệp định bước ngoặt này đem lại vẫn bị hoài nghi bởi một số người.

Những người này cho là, CPTPP không có Mỹ là vô nghĩa. Lập luận này xuất phát từ cơ sở, riêng Mỹ đã chiếm 60% GDP trong Hiệp định TPP gốc. Nhưng quan điểm này là sai lầm.

Kết quả tìm được từ mô hình của RSIS

Thử nghiệm của RSIS sử dụng mô hình cân bằng tổng quát tiên tiến có sự hỗ trợ của máy tính. Kết quả cho thấy, GDP hàng năm của mỗi quốc gia Đông Nam Á như Malaysia và Việt Nam sẽ tăng hơn 1.5% trong trung hạn khi có CPTPP. Rõ ràng rằng, lợi ích hữu hình từ CPTPP không “tầm thường” như một số người quả quyết.

Và về mặt chính trị, việc Mỹ rút khỏi hiệp định thậm chí có thể là một điều may mắn cho các nước còn lại, vì 2 lý do sau đây. Đầu tiên, khối thương mại TPP từng do Mỹ thống trị sẽ được chuyển đổi từ một nền tảng “Amerixit” thành một nền tảng dân chủ và công bằng hơn, nơi mà sự lãnh đạo tập thể chiếm ưu thế và nơi mà mỗi thành viên được phơi bày sự nhạy cảm đáng kể trước các lo ngại chính đáng của những thành viên khác.

Thứ hai, việc Mỹ rút lui sẽ làm dịu bớt một vài mối đe dọa vốn có trong hiệp định trước đây, liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước – nhà đầu tư (ISDS). Các nước CPTPP (ngoại trừ Nhật) đã chấp nhận thời hạn bảo hộ bản quyền 50 năm, thay thế cho thời hạn quá sức ngặt nghèo là 70 năm trong TPP trước đây. Điều này đã tạo ra điểm cân bằng giữa mục tiêu bảo hộ sáng chế với mục tiêu đảm bảo quyền tiếp cận thuốc men cho người nghèo.

Tương tự, cơ chế ISDS trong CPTPP ít mang tính xâm phạm hơn so với trong TPP. CPTPP mang lại sự an tâm cho chính phủ khi thực hiện chức năng hành pháp, đồng thời ngăn chặn các tập đoàn đa quốc gia lớn (bao gồm của Mỹ) kiện chính phủ nhằm mục đích vụ lợi bất chính.

Phe hoài nghi còn cho rằng CPTPP có một khuyết điểm khác, đó là hạn chế “không gian chính sách” của mỗi nước. Mặc dù đúng là các nhà lập pháp mỗi nước nên được phép theo đuổi các chính sách phù hợp với hoàn cảnh của nước mình, nhưng một mức độ phối hợp nhất định trong xây dựng chính sách giữa một nhóm các quốc gia có chung tư tưởng, như trong trường hợp CPTPP, là một điều tốt cho khu vực. Quy định này sẽ khuyến khích việc liên kết chính sách xuyên biên giới, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ bên ngoài, và củng cổ thêm cho một chương trình nghị sự ủng hộ hội nhập, dựa trên luật lệ và tự do.

Mở rộng quy mô CPTPP

Khi CPTPP trở lại đường chạy, sự chú ý lúc này sẽ dồn vào sự tăng tốc của khối. Cuộc họp dầu tiên của ủy ban các bộ trưởng CPTPP tại Tokyo vào ngày 19/1/2019 là để thảo luận về vấn đề thành viên mới, vào các thủ tục để kết nạp. Nước tha thiết gia nhập CPTPP nhất là Columbia, là thành viên duy nhất của Liên minh Thái Bình Dương chưa tham gia CPTPP và đã xin gia nhập từ tháng 6/2018.

Tại châu Á, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã lên tiếng về sự tương đồng giữa họ với CPTPP, nhưng cả hai đều chưa chính thức nộp đơn xin gia nhập. Seoul còn lo ngại về thâm hụt thương mại song phương với Tokyo, trong khi Bangkok đã quyết định chuyển vấn đề này sang nhiệm kỳ chính phủ tiếp theo sẽ được bầu ra vào cuối năm nay.

Indonesia và Philippines cũng được cho là đang xếp hàng để gia nhập CPTPP. Tuy nhiên, giống như Thái Lan, hai nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong năm 2019, và vẫn phải chờ xem liệu các chính phủ mới có chuyển những sự quan tâm bằng lời thành hành động thực tế là nộp đơn xin gia nhập hay không.

Một ứng viên khá thú vị nhưng quan trọng khác là Vương Quốc Anh (UK), mặc dù Anh bị cấm gia nhập các hiệp định cho đến khi thoát ly hẳn khỏi chính sách thương mại chung của EU. Sự xuất hiện của nền kinh tế lớn thứ năm thế giới sẽ đem lại một lực bẩy to lớn cho tầm ảnh hưởng chính trị và kinh tế của khối. Còn đối với Anh Quốc, thắt chặt trao đổi kinh tế với các quốc gia đang tăng trưởng nhanh tại khu vực Thái Bình Dương sẽ làm giảm tác động đổ vỡ do Brexit mang lại.

Cần thiết phải có một cơ quan giúp việc (Secretariat) cho CPTPP

Trong bối cảnh CPTPP sẽ còn mở rộng thêm thành viên, việc thành lập một cơ quan giúp việc thường trực cho CPTPP nên là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của khối. Một cơ quan giúp việc thường trực quy mô nhỏ sẽ rất hữu dụng, không chỉ vì các nhóm đàm phán ban đầu của CPTPP đã giải tán, mà còn vì nhu cầu được hỗ trợ về thông tin, tư vấn và kỹ thuật của các thành viên tiềm năng mới trước và trong quá trình đăng ký gia nhập.

Khối CPTPP đang xem xét ba địa điểm khả thi để đặt cơ quan giúp việc. Nơi đầu tiên là New Zealand. Được xem là “kho lưu trữ” của CPTPP, New Zealand là điều phối viên không chính thức cho các vấn đề hành chính và tổ chức. Ứng viên thứ hai là Singapore cũng có nhiều lợi thế vì là điểm trung tâm về địa lý và vì sự kết nối tuyệt vời của nước này với các thành viên của CPTPP. Điểm thứ ba là Nhật bản, quốc gia được xem là chỗ dựa của CPTPP.

Nguồn: RSIS

Từ khóa: CPTPP, thành viên mới, cơ quan giúp việc

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007411760
Go to top