Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngTại sao CPTPP là trụ cột cho thương mại tự do toàn cầu

Tại sao CPTPP là trụ cột cho thương mại tự do toàn cầu

CPTPP16032018-1

Bill Shorten – lãnh đạo đảng Lao Động Úc, đã bất chấp sự phản đối của Hội đồng Công đoàn Úc và Công đoàn ngành Xây dựng-Lâm nghiệp-Khai khoáng-Năng lượng (CFMEU), để bỏ phiếu thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại quốc hội. Phê chuẩn CPTPP sẽ đảm bảo quyền tiếp cận thị trường cho Úc, và khuyến khích thêm các thành viên khác thông qua hiệp định, giúp đưa CPTPP đi vào hiệu lực vào cuối năm nay.

Việc ông Bill Shorten ủng hộ CPTPP cũng là điều dễ hiểu: năm 2011, cựu Thủ tướng Úc bà Julia Gillard của Đảng Lao động là người đã khởi xướng TPP phiên bản gốc cùng với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ngài Barack Obama.

Kể từ đó, tâm lý chống thương mại tự do đã phát triển bên trong Đảng Lao động. Các liên đoàn cho rằng, trong các Hiệp định thương mại tự do ngày nay, đầu tư nước ngoài đã khuyến khích lao động tạm thời, dẫn tới đe dọa việc làm tại Úc. Hầu hết giới quan sát xem các quy định trong các FTA đã được thiết kế cẩn thận để giải quyết các lo ngại này. Nhưng liên đoàn vẫn giữ tư tưởng cứng nhắc.

Công chúng lại có góc nhìn khác. Việc hoàn tất FTA với Trung Quốc lại trùng hợp với sự bùng nổ của ngành khai khoáng; Hiệp định đã giúp kim ngạch xuất khẩu của Úc lên mức kỷ lục. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy công chúng ủng hộ hoạt động mua bán khoáng sản với Trung Quốc, cũng như ủng hộ số lượng du học sinh và du khách Trung Quốc ngày một tăng. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Úc lên mức cao kỷ lục.

CPTPP còn có một ý nghĩa quốc tế khác quan trọng hơn. Bà Gillard và ông Obama muốn xây dựng một hiệp định thương mại tự do cho các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương để hiện đại hóa tiến trình tự do hóa thương mại, bằng cách mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư, và quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Hiệu ứng từ Trump

Donald Trump không thích hiệp định này. Ông không thích chủ nghĩa kinh tế thị trường tự do. Ông hứa hẹn sẽ rút Mỹ khỏi TPP thậm chí còn trước cả khi được bầu làm Tổng thống. Các nước còn lại trong Hiệp định, dưới sự dẫn dắt của Nhật và Úc, đã thiết kế lại Hiệp định, tạm gác các yếu tố gắn với Mỹ sang một bên trong trường hợp Mỹ quay trở lại, và ký kết Hiệp định.

Để Hiệp định có hiệu lực, cần 6 nước phê chuẩn. Mục tiêu này có khả năng đạt được trước cuối năm nay.

Hiệp định CPTPP sẽ là công cụ để củng cố tự do hóa thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này trái ngược với dự tính của Tổng thống Trump đó là định hình lại thương mại toàn cầu theo các nguyên tắc của riêng mình. Hiệp định thương mại mới mà Mỹ vừa đạt được với Canada và Mexico cho thấy, Tổng thống Trump thích kiểm soát thương mại, chứ không phải tự do hóa thương mại. Cùng với cách tiếp cận đó, ông cũng đang gây trở ngại cho hoạt động của WTO. Trump đã phủ quyết việc bổ nhiệm thẩm phán cho tòa Phúc thẩm của WTO.

Chưa kể, nhiều nước đang phát triển cũng đang gây sức ép ngày một tăng lên WTO, vì các nước này chỉ được hưởng lợi ích nhỏ trong tiến trình mở cửa nền kinh tế. Vì vậy, quá trình cải tổ WTO đã bị đặt vào tình huống khó xử trong gần 2 thập kỷ qua.

Hiệp định CPTPP giờ đây có thể là thước đo để định hình các công cụ chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua khuyến khích đầu tư nước ngoài và tự do hóa thị trường dịch vụ.

Mở đường cho WTO

Chừng nào Trump còn làm Tổng thống, nước Mỹ sẽ vẫn tiếp tục lạc lối trong các vấn đề về thương mại quốc tế, bởi vì quan điểm kỳ quặc và sự thiếu hiểu biết về thương mại tự do của vị Tổng thống này.

Ít ra, Trump đã giúp làm nóng lại vấn đề cần phải cải tổ WTO . Nhưng việc sửa chữa tổ chức này sẽ cần phải chờ đến khi Trump mãn nhiệm kỳ. Vì khuynh hướng hẹp hòi của ông có khả năng sẽ dẫn đến kết quả sai lầm.

Điều bất ngờ ở đây là, có thể chính cách tiếp cận lập dị của Tổng thống Trump đã tạo ra sự cấp bách phải ký kết CPTPP – Hiệp định cho thấy cách mà WTO cũng có thể được cải tổ.

Miễn là Trump còn tiếp tục ngăn cản WTO và thể hiện sự thờ ơ trong việc cải tổ nó, hiệp định CPTPP sẽ là một điểm tham chiếu mới cho mục đích trên.

CPTPP sẽ trở thành vườn ươm cho những hành động cần thiết để nâng cấp và củng cố công dụng của WTO cho những ai mong muốn được thấy tổ chức này – và nền thương mại toàn cầu – phát triển.

Nguồn: Australia Financial Review (AFR) – TQ

Từ khóa: WTO, cải tổ, CPTPP, Australia, Trump

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007420024
Go to top