Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngCách thức hữu hiệu nhất mà Tông thống Trump có thể buộc Trung Quốc nhượng bộ

Cách thức hữu hiệu nhất mà Tông thống Trump có thể buộc Trung Quốc nhượng bộ

TrumpBinh14032018

Hoa Kỳ sẽ buộc Trung Quốc nhượng bộ dễ dàng hơn nếu nước này có thể tái gia nhập vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mới.

Ngoài việc đổi tên, Hiệp định mới giữa Mỹ, Mexico và Canada của Tổng thống Donald Trump không mấy khác biệt so với Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) đã được thay thế. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong của thỏa thuận thương mại mới này là một điều khoản quan trọng- Điều 32.10 - có thể tạo ra tầm ảnh hưởng sâu rộng. Hiệp định mới yêu cầu các nước thành viên phải được sự chấp thuận từ các thành viên còn lại nếu họ muốn bắt đầu đàm phán thương mại với một nền kinh tế phi thị trường. Thực tế, từ “phi thị trường” ở đây là ngầm hiểu ám chỉ Trung Quốc. Giả sử, nếu Canada bắt đầu đàm phán thương mại với Trung Quốc, nước này sẽ phải trình bày toàn bộ nội dung của thỏa thuận được đề xuất với Hoa Kỳ và Mexico và nếu một trong hai nước này không đồng ý thông qua, các nước này có thể đơn phương đá Canada ra khỏi Hiệp đinh mới USMCA.

Mặc dù khó có khả năng điều khoản này sẽ được dùng tới, tuy nhiên nó gần như chắc chắn làm rạn nứt quan hệ thương mại giữa Canada, Mexico với Trung Quốc. Buộc hai nước này đứng trước sự lựa chọn giữa con voi kinh tế bên kia Thái Bình Dương và vị hàng xóm kế bên, và tất nhiên cả hai láng giềng của Mỹ thì gần như chắc chắn sẽ chọn Mỹ.

Đây chỉ là một phần trong tổng thể cuộc chiến thương mại của ông Trump đối trọng với Trung Quốc. Đây là một dấu hiệu tốt khi mà ông Trump nhận ra rằng nỗ lực đơn phương của Mỹ sẽ không đủ buộc Trung Quốc nhượng bộ trong các vấn đề như giá trị tiền tệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp công nghiệp. Trong khi thị trường xuất khẩu Trung Quốc thì vốn quá đa dạng.

Một mạng lưới rất rộng

Nếu ông Trump cắt đứt giao thương của Mỹ với Trung Quốc, khả năng cao là Trung Quốc chỉ việc tăng xuất khẩu sang các thị trường khác. Điều này sẽ chỉ làm thắt chặt hơn quan hệ của các nước khác với Trung Quốc và làm suy yếu tầm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ chịu tác động nhỏ và trong ngắn hạn, trong khi Mỹ sẽ phải chứng kiến vị thế trung tâm kinh tế thế giới của mình dần lui vào quá khứ.

Thay vào đó, để nhận được sự nhượng bộ từ phía Trung Quốc, ông Trump cần một tổ chức liên minh. Tổ chức đó phải lớn hơn nhiều so với Bắc Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ở Châu Âu và Đông Á thì không dễ bị bắt nạt trong việc chọn lựa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc – và quan hệ giữa các nước này với Mỹ cũng không đủ mạnh như tại Mexico và Canada. Nếu muốn các quốc gia như Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản tham gia vào mặt trận thương mại do Mỹ dẫn đầu để chống lại Trung Quốc, Mỹ cần dùng đến cả “củ cà rốt” (sự nhân nhượng) lẫn “cây gậy” (sự cứng rắn).

Tổng thống Barack Obama đã từng có một ý tưởng nhằm làm suy yếu kinh tế Trung Quốc. Ông đã nỗ lực đưa Mỹ vào hai Hiệp định khu vực nước ngoài đó là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ở Châu Á và Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương ở Châu Âu. Cả hai thỏa thuận này đã hình thành nên các khối thương mại tự do lớn với sự tham gia của Hoa Kỳ và loại trừ Trung Quốc. Những thỏa thuận này sẽ làm tăng hội nhập của các nước khác với Mỹ, thu hút tất cả các nước ngoài Trung Quốc đồng thuận với nhau về mặt chính trị và tạo ra một khối tự nhiên đàm phán thực trạng thương mại với Trung Quốc về các vấn đề của họ.

Tuy nhiên, TPP lại trở thành nạn nhân của các cuộc đấu đá chính trị. Bực tức vì không có tiếng nói trong các vấn đề thương mại suốt nhiều thập kỷ qua, các thành viên cấp tiến của Đảng Dân chủ đã đứng lên chống lại Hiệp định TPP, thậm chí là tạo sức ép buộc ứng cử viên tổng thống vốn ôn hòa như bà Hillary Clinton cũng phải tuyên bố sẽ đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định. Trong khi đó, ông Trump đã vận động tranh cử bằng lời hứa sẽ rút khỏi TPP, và ông đã hoàn thành điều này ngay khi đắc cử.

Nhiều nhà phê bình vào thời điểm đó đã đánh giá hành động này như một món quà đối với Trung Quốc. Bằng cách rút khỏi ngôi vị lãnh đạo ở khu vực Đông Á, Hoa Kỳ đã vô tình giúp các nước này hướng tâm điểm đến người hàng xóm khổng lồ của họ. Và hậu quả của việc rút khỏi TPP có nghĩa là số lượng đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ nhỏ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để ông Trump thay đổi chính sách. Các quốc gia thuộc Hiệp định TPP cũ đã làm hồi sinh thỏa thuận thương mại này - bây giờ được biết với tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và thậm chí là loại bỏ nhiều biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà phe chỉ trích TPP phản đối.

Có một số dấu hiệu tốt cho thấy, ông Trump sẽ lật ngược đường lối. Sau khi đình chỉ đàm phán Hiệp định TTIP với EU, hồi tháng 7, ông Trump lại kêu gọi “đình chiến” với Liên minh Châu Âu, và có vẻ như thỏa thuận này sẽ tồn tại dưới một hình thức nào đó - có thể, giống như Nafta, dưới cái tên lấy cảm hứng từ chính sách ngoại giao mới của Trump. Song song đó, Tổng thống cũng tỏ ý về việc tái gia nhập lại TPP.

Một TPP mới có thể được Trump điều chỉnh ra sao? Có thể chỉ là vài thay đổi nhỏ để ưu ái cho một số ngành công nghiệp của Mỹ, đặc biệt là ô tô. Tuy nhiên, bổ sung quan trọng nhất vẫn sẽ là một điều khoản nhắm đến hoạt động thương mại với Trung Quốc. Không giống như USMCA, trong TPP mới, Mỹ sẽ không thể yêu cầu các quốc gia Đông Á xin sự chấp thuận của mình trước khi ký kết bất cứ thỏa thuận nào với Trung Quốc. Dù vậy, một TPP mới có thể sẽ bao gồm một cam kết tích cực từ các quốc gia thành viên , rằng họ sẽ đàm phán với Trung Quốc như một khối thống nhất, cũng như tuyên bố nguyên tắc về hành vi cải thiện - đặc biệt trong vấn đề ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ - mà các thành viên TPP mong đợi từ các nền kinh tế phi thị trường.

Thiện chí của Trump trong việc giữ Nafta gần như nguyên vẹn, đồng thời tái mở cửa đàm phán thương mại với Châu Âu, là các dấu hiệu đáng khích lệ. Châu Á có thể sẽ là một ví dụ điển hình kế tiếp. Trong cuộc chiến, để giành chiến thắng, Mỹ cần có một vị trí đàm phán thuận lợi hơn Trung Quốc, và một TPP mới sẽ là vũ khí mạnh nhất củaTổng thống Trump.

Nguồn: Bloomberg - MT

Từ khóa: chiến tranh thương mại, nhượng bộ, đàm phán, hồi sinh TPP, TTIP, vũ khí của Trump, thỏa thuận Liên minh Châu Âu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007419510
Go to top