Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngCPTPP là động lực và yêu cầu để nâng cao chất lượng lao động

CPTPP là động lực và yêu cầu để nâng cao chất lượng lao động

congnhanlaodog

Trước những thời cơ và cơ hội mở ra khi các Hiệp định thương mại được kí kết trong thời gian gần đây, nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ vừa là “cây gậy” vừa là “củ cà rốt” buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng lao động nói riêng và nguồn nhân lực nói chung.

Trong đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được 11 quốc gia thành viên ký kết và sắp đi vào thực thi có nhiều nội dung liên quan đến vấn đề này. Vậy giải pháp nào để Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trình độ quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam đang thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Đáng chú ý, có đến 55% doanh nghiệp khẳng định khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu. Còn theo số liệu điều tra của Viện Khoa học Lao động Xã hội, 2/3 số doanh nghiệp Việt Nam cho biết, phần lớn người lao động thiếu hụt kĩ năng cần thiết cả về chuyên môn và các kỹ năng nòng cốt khác. Sự thiếu hụt những kỹ năng cốt lõi ngoài kỹ năng về mặt kỹ thuật còn nghiêm trọng hơn thiếu hụt kỹ năng về kỹ thuật.

Chính vì vậy, theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố hạt nhân để thúc đẩy tăng trưởng với chất lượng cao hơn, đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển cao hơn trong thời gian tới. Mọi cải cách đều phải bắt nguồn từ cải cách hệ thống đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đánh giá về tác động của CPTPP tới phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, TS Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng, CPTPP đang tạo ra cả những cơ hội và thách thức. Bà Dung phân tích, cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp được tạo ra trong quá trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ hội học tập, bồi dưỡng, trao đổi nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó sẽ thu hút thêm nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp...

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của lao động Việt Nam đó là tính cạnh tranh trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm. Cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằm tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác.

Tuy nhiên, theo quan điểm của GS Nguyễn Mại thì chất lượng nguồn lao động của Việt Nam không phải là đáng báo động. Phân tích kĩ hơn về ý kiến này, GS Nguyễn Mại cho rằng, chúng ta nên tiếp cận về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở 3 cách tiếp cận. Một là, Luật Giáo dục sửa đổi mặc dù chưa được thông qua, tuy nhiên một số trường đại học như Đại học Thương mại hay Đại học Kinh tế Quốc dân đã thay đổi rất nhiều trong các chương trình đào tạo cử nhân. Cụ thể là hơn 80% số sinh viên ra trường đã có việc làm ngay. Ngoài ra, một số mô hình trường dạy nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp cũng được thực hiện. Có nhiều mô hình tốt đã được triển khai chỉ tiếc là thời gian triển khai chậm.

Hai là, năm 2017 Việt Nam đã ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mốc hơn 425 tỷ USD. Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN và tại thị trường Mỹ Việt Nam từ vị trí “đáy” trong ASEAN 6, giờ cũng đã cải thiện nhiều hơn.

Ba là, năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc đã tăng 30%, đạt hơn 80 tỷ USD. Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường khó tính nhưng các sản phẩm của Việt Nam cũng đã đáp ứng được nhu cầu. Từ những cách tiếp cận vừa nêu, GS Nguyễn Mại kết luận rằng chất lượng nguồn lao động không đáng lo.

“Điều mà chất lượng nguồn lao động Việt Nam hiện nay đang thiếu, đó chính là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao như giám đốc điều hành doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải quan tâm tới việc đào tạo nguồn nhân lực cấp cao này”, GS Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO, với việc thực hiện CPTPP thì chi phí của doanh nghiệp dành cho nguồn lao động cao hơn bởi các tiêu chuẩn trong CPTPP cao hơn. Tuy nhiên, đây có phải là thách thức không, thì lại là vấn đề khác. Bởi nếu Việt Nam thực hiện tốt có khi doanh nghiệp Việt còn được hưởng lợi khi xuất khẩu hàng hóa và doanh nghiệp sẽ không phải chịu tiếng “pháp luật” không đảm bảo. Đây sẽ là cơ hội, là động lực không thể tốt hơn để doanh nghiệp buộc phải cải thiện chất lượng nguồn lao động.

Chuyển đổi thành “nguồn nhân lực số”

Theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Seach Việt Nam, quan sát cho thấy doanh nghiệp tại Việt Nam đã có những động thái tích cực trong việc đưa ra giải pháp nâng cao cũng như tìm ứng viên tiềm năng. Có điều là doanh nghiệp Việt còn sử dụng phương pháp đào tạo truyền thống như tổ chức lớp và đào tạo kỹ năng cần thiết cho các khối lượng nhân viên; đào tạo chuyên môn sử dụng nguồn lực nội tại nhiều... Doanh nghiệp FDI có sự chuẩn bị nhanh hơn trong xu hướng về số hóa, họ sẵn sàng đưa nhân viên ở nước ngoài sang nước bản địa để đào tạo. Chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc chủ động trang bị kỹ năng cần thiết, kiến thức về chuyển đổi số và kỹ năng công nghệ. Do đó, chúng ta nên chủ động và học hỏi kỹ năng cho mình, chủ động trang bị thì ứng viên sẵn sàng hơn trong tương lai.

Bà Mai cũng chỉ ra rằng thách thức của doanh nghiệp khi họ tuyển dụng những vị trí cấp trung, cấp cao là nguồn cung nhân lực Việt Nam cho vị trí này vừa thiếu vừa yếu. Chúng ta chưa có nguồn lực thật sự giúp cho các doanh nghiệp biến thế mạnh của mình thành thế mạnh cạnh tranh trên thị trường lao động. Bàn về giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam, bà Mai cho rằng, hiện tại chúng ta có 4 nhóm đối tác cần bắt tay với nhau chặt chẽ để giải bài toán nâng cao chất lượng doanh nghiệp Việt Nam là: Cơ quan quản lý nhà nước; các nhà đào tạo, trường đào tạo; doanh nghiệp; các cơ quan truyền thông và đơn vị tư vấn.

Đề cập đến những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ông Vũ Tiến Lộc đề xuất, chương trình đào tạo đại học trong bối cảnh hiện nay nên rút ngắn còn 2 năm chứ không kéo dài 4-5 năm nữa, bởi đó là xu thế trên thế giới. Không thể chậm chạp, rườm rà khi 4-5 năm mới “đẻ” ra được một thế hệ. Các ngành công nghệ, kỹ thuật cũng nên rút ngắn hơn. Như vậy mọi thứ đều phải thay đổi để nhanh hơn. “Phải tăng cường thực sự hệ thống giáo dục, tăng cường giáo dục về công nghệ, khoa học. Bên cạnh việc giáo dục chuyên môn cũng cần chú trọng đến giáo dục về những kỹ năng cốt lõi ngoài chuyên môn. Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp không phải chỉ là người đặt hàng, khách hàng của ngành giáo dục còn phải là chủ nhân, nhà đầu tư của hệ thống giáo dục”, ông Lộc cho biết thêm.

Ông Stephan Ulrich, Quản lý dự án Vùng Dự án Phát triển Doanh nghiệp bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) lại cho rằng, Việt Nam cần mở rộng đào tạo, phổ cập giáo dục, thúc đẩy học sinh tham gia 4 bộ môn: Khoa học, công nghệ, toán và kỹ thuật để tìm kiếm công việc có thu nhập cao hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo và khởi nghiệp cần cải cách. Sự kết nối giữa khu vực công và tư trong lĩnh vực đào tạo để làm sao lĩnh vực tư có thể thúc đẩy cho lĩnh vực công thay đổi, cải tiến.

Nguồn: Báo Hải Quan

Từ khóa: CPTPP, động lực, yêu cầu, nâng cao, chất lượng lao động

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007429304
Go to top