Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngKinh tế Việt Nam với CPTPP (Kỳ II): “Cỗ đã dọn, không nhanh hết ghế”!

Kinh tế Việt Nam với CPTPP (Kỳ II): “Cỗ đã dọn, không nhanh hết ghế”!

LeHuyKhoi26032018

Đó là khẳng định của TS LÊ HUY KHÔI, Trưởng ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường (Bộ Công Thương) khi trao đổi với DĐDN về việc giải quyết vấn đề mất cân đối cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam khi tham gia cuộc chơi CPTPP.

TS. Lê Huy Khôi cho rằng, nếu Việt Nam không sớm giải quyết tình trạng mất cân đối xuất nhập khẩu, thì các doanh nghiệp Việt Nam không những có nguy cơ mất dần cơ hội trên thị trường quốc tế, mà còn bị “lép vế” ngay trên sân nhà.

- Theo ông, khi tham gia CPTPP, những ngành nào của VN sẽ được hưởng lợi, những ngành nào sẽ chịu “lép vế”?

Các lĩnh vực, ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp từ CPTPP như: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá, rượu bia… Trong đó, xuất khẩu dự kiến sẽ đạt cao nhất ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; hóa chất, sản phẩm da và nhựa; thiết bị, phương tiện vận tải; máy móc, thiết bị khác. Trong khi nhập khẩu dự kiến cũng sẽ tăng ở hầu hết các ngành.

Những ngành sẽ chịu lép vế là cơ khí, chế tạo; nông sản (một số sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, chăn nuôi,…); thủy sản và một số lĩnh vực trong ngành dịch vụ (hậu cần thương mại, bản lẻ,…).

Với thương mại hàng hóa thì gần như 100% biểu thuế sẽ được đưa về 0% theo lộ trình đã tạo điều kiện thương mại thuận lợi cho phía đối tác trong tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam và trong một mức độ nhất định đã có những tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường nội địa của Việt Nam.

Trong điều kiện chúng ta chưa xây dựng đầy đủ và sử dụng hiệu quả các hàng rào thương mại (TBT, SPS, các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời) để bảo vệ thị trường trong nước theo quy định của WTO thì đây sẽ là những khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong nước trước nguy cơ cạnh tranh ngay trên sân nhà.

- Về phía Chính phủ, cần có giải pháp gì để hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, thưa ông?

Có thể nói, nguyên liệu đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Á khác. Trong khi đó, những nước này lại không thuộc thành viên CPTPP, do vậy xét theo quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế từ Hiệp định thì đương nhiên đây sẽ là thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, Chính phủ cần tăng cường các chính sách hỗ trợ cho DNNVV, tháo gỡ những khó khăn về logictics hỗ trợ phát triển thương mại; Đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính; Tạo sự liên thông giữa các Bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh; Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài...

Việt Nam không chỉ đơn thuần mua nguyên liệu từ một nước, sau đó đưa vào Việt Nam để gia công rồi xuất đi để hưởng ưu đãi thuế quan như các dự án FDI thời gian qua. Đồng thời xây dựng các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa theo hướng tạo lập các “hàng rào kỹ thuật”, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, không để doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế tiếp cận nguồn lực kinh doanh nhiều hơn doanh nghiệp nội địa.

- Về phía doanh nghiệp cần phải có chiến lược gì để không bị thua thiệt trong cuộc chơi này, thưa ông?

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cần nghiên cứu kỹ những nội dung, các quy tắc nội khối để có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc tận dụng những cơ hội có được từ CPTPP; Chuẩn bị và nâng cao khả năng xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước...; Tăng cường kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng công nghệ, quản lý, và khai thác thị trường để tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi giá trị; Chuẩn bị sẵn sàng vượt qua các hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch, môi trường, an toàn thực phẩm, lao động và công đoàn,…; Nhanh chóng triển khai thực hiện việc xác định và hoàn thiện chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam để tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị sẵn sàng cho các vấn đề phát sinh liên quan đến phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ và các phát sinh khác liên quan đến những cam kết mới.

CPTPP không giống như như các hiệp định thương mại song phương (Cơ hội chưa thể tận dụng được ngay thì có thể hoàn thiện và tận dụng sau đó), cơ hội có được từ CPTPP mà doanh nghiệp chúng ta không tận dụng được thì ngay lập tức sẽ có doanh nghiệp của các nước thành viên khác tận dụng. Hay nói cách khác, mâm cỗ đã dọn, chúng ta sẽ phải tìm và giành lấy ghế ngồi, nếu không nhanh thì sẽ hết chỗ. Do vậy, doanh nghiệp cần phải ý thức và lập tức có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng để tận dụng tối đa cơ hội khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực thực thi.

- Xin cảm ơn ông.

Nguồn: Enternews

Từ khóa: kinh tế Việt Nam, CPTPP, kỳ II, cỗ đã dọn, hết ghế

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007429333
Go to top