Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPCPTPP: Chúng ta có thể mong đợi sớm có thêm thành viên Đông Nam Á không?

CPTPP: Chúng ta có thể mong đợi sớm có thêm thành viên Đông Nam Á không?

thediplomat 2022 03 09 204951

Đánh giá cơ hội tham gia hiệp định CPTPP của Thái Lan, Philippines và Indonesia

Trong suốt năm 2021, 4 nền kinh tế - Vương quốc Anh, Trung Quốc, Đài Loan và Ecuador - đã chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hàn Quốc cũng đã gửi những tín hiệu rõ ràng rằng họ hy vọng sẽ tham gia hiệp định này. Mỹ vẫn không có tên trong danh sách thành viên, do đã rút khỏi hiệp định vào năm 2017. Mặc dù tại Washington cũng nhận ra rằng động thái này là một chiến lược sai lầm, nhưng vẫn không có dấu hiệu sẽ tham gia trở lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số quốc gia khác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được đề nghị nên theo đuổi để trở thành thành viên của CPTPP, bao gồm 3 quốc gia ở Đông Nam Á: Thái Lan, Philippines và Indonesia.

Ba quốc gia này đã bày tỏ mức độ quan tâm khác nhau đến việc tham gia CPTPP và bước đầu nghiên cứu những điều kiện cần để chính thức gia nhập Hiệp định CPTPP.

Để trở thành thành viên của CPTPP, các quốc gia này hiện nay cần có sức hấp dẫn đặc biệt, vì khi được ưu đãi tiếp cận một số thị trường lớn của các nước phát triển, nhu cầu thu hút được các nguồn đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Đặc biệt, việc Trung Quốc gần đây đề nghị gia nhập CPTPP đã khơi dậy sự quan tâm đến những lợi ích tiềm năng khi trở thành thành viên CPTPP.

Ngoài ra, Thái Lan, Philippines và Indonesia là những quốc gia được hưởng lợi nhiều Hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP) của Mỹ, nhưng Hệ thống GSP này đang không ổn định đối với 3 quốc gia; vì vậy nhu cầu hỗ trợ các lĩnh vực xuất khẩu có thể thúc đẩy xung lực chính trị cần thiết để họ tham gia. (Nếu nhận định Mỹ có thể quay trở lại Hiệp định sẽ càng thúc đẩy các quốc gia tham gia nhiều hơn). Tuy nhiên, các vấn đề về quy trình thủ tục, mẫu thuẫn nội bộ giữa các bên liên quan và các vấn đề khác liên tục làm trì hoãn quá trình tuyên bố ý định xin gia nhập CPTPP.

Thái Lan từ lâu đã bày tỏ mong muốn tham gia CPTPP. Bộ Thương mại và Tài chính Thái Lan đã tiến hành các nghiên cứu riêng biệt về tính khả thi của Hiệp định từ khi Hiệp định này vẫn còn được gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm có Mỹ. Tuy nhiên chính phủ đã không thể ngăn cản sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm lợi ích nội bộ, họ lo lắng về khả năng tiếp cận trong nước đối với lĩnh vực y tế và mong muốn bảo vệ thị trường nông sản nội địa.

Vào tháng 11 năm 2021, Thái Lan đưa tin một quan chức chính phủ tuyên bố rằng nước này có mục tiêu tham gia các cuộc đàm phán về tư cách thành viên; tuy nhiên, người phát ngôn lưu ý rằng một số điều khoản sẽ cần được thương lượng nội bộ trước khi chính thức tuyên bố ý định tham gia.

Đại sứ Thái Lan tại Mỹ, Manasvi Srisodapol, phát biểu với Phòng Thương mại Mỹ rằng Thái Lan “nhận thấy những lợi ích tiềm năng từ việc tham gia hiệp định thương mại. Thái Lan đang trong quá trình tham vấn với các bên liên quan và đánh giá toàn diện mức độ sẵn sàng của Thái Lan để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cao và mức độ tự do hóa cần thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới bao trùm. ”

Ông Manasvi nói thêm rằng “việc trở thành thành viên của CPTPP được xây dựng theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà Thái Lan đã là thành viên, và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm nay, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế mới và đang nổi lên, và thúc đẩy hội nhập kinh tế và kết nối chuỗi cung ứng. ”

Tương tự Thái Lan, Philippines cũng rất quan tâm đến CPTPP, nhưng quá trình tham vấn và phân tích pháp lý về các điều khoản cần thiết cho việc gia nhập đã được mở rộng và kéo dài. Đầu năm 2021, Bộ trưởng Thương mại - Ramon Lopez đã chỉ đạo các quan chức thương mại Philippines tìm hiểu lại các cơ hội gia nhập Hiệp định CPTPP. Vào ngày 3 tháng 2, ông đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand - Damien O'Connor, chính thức hỏi về quá trình tham gia. Một năm sau, Thái Lan tiếp tục gặp gỡ các bên liên quan, bao gồm cả các thanh viên đã ký kết CPTPP và các bên quan tâm khác như Vương quốc Anh.

Năm 2015, Phòng Thương mại Mỹ, cùng với tổ chức AmCham Philippines và USAID, đã khởi xướng một nghiên cứu đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia TPP của Philippines, điều chỉnh sự hòa hợp giữa quy định TPP với luật đầu tư và thương mại hiện hành của Philippines. Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo tại một sự kiện năm 2016 ở Manila. Philippines gần đây đã ủy quyền Bộ Thương mại và Công nghiệp và trường Đại học Philippines nghiên cứu tìm hiểu những khoảng cách giữa văn bản quy định trong CPTPP và luật trong nước.

Trong cuộc trò chuyện với Phòng Thương mại Mỹ, Đại sứ Philippines tại Mỹ- Jose Manuel Romualdez cho biết thông tin Trung Quốc xin gia nhập đã khiến CPTPP trở nên hấp dẫn hơn đối với nước này. Philippines đã ký kết RCEP, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, cùng với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, dù vậy hiệp định này hiện vẫn chưa được Quốc hội Philippines phê chuẩn.

Đại sứ nhấn mạnh rằng lý do ban đầu khiến Philippines quan tâm đến việc tham gia CPTPP là để có được khả năng tiếp cận thị trường ổn định của Mỹ, quốc gia đứng đầu khởi xướng hiệp định vào thời điểm đó.

Sau đó, khi Mỹ rút khỏi hiệp định, Philippines bắt đầu các cuộc đàm phán thăm dò về một hiệp định thương mại tự do song phương Mỹ-Philippines, nhưng các cuộc đàm phán này không có tiến triển do nhiều quan ngại từ phía Mỹ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Philippines nhưng lợi ích thương mại của nước này thông qua chương trình GSP phải được ủy quyền lại sau mỗi 2 - 3 năm và hiên nay chương trình đang bị đình chỉ. Theo Romualdez, do thiếu một thỏa thuận thương mại bền vững với Mỹ, “kế hoạch để tham gia CPTPP sẽ được đẩy nhanh nếu Mỹ tái gia nhập”.

Indonesia là quốc gia ít có khả năng tham gia CPTPP nhất, ít nhất là trong thời gian tới. Trong khi Tổng thống Joko Widodo nói với doanh nghiệp trong buổi dạ tiệc năm 2015 tại Phòng thương mại Mỹ có trụ sở tại Washington, DC rằng Indonesia có kế hoạch tham gia hiệp định TPP khi đó, nhưng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của CPTPP hiện nay vẫn còn xa vời.

Trình tự thủ tục cũng là một vấn đề khó khăn, vì Indonesia đang tập trung hơn vào việc phê chuẩn hiệp định RCEP. Các cuộc thảo luận về việc phê chuẩn RCEP được triển khai, nhưng thỏa thuận vẫn yêu cầu sự phê chuẩn toàn thể từ Hạ viện Indonesia, điều mà chính phủ hy vọng sẽ đạt được trong quý này.

Sau khi việc phê chuẩn RCEP hoàn tất, Indonesia sẽ xem xét thêm về CPTPP. Mặc dù chính phủ xem xét hiệp ước chủ yếu qua lăng kính kinh tế, nhưng những nhận thức về CPTPP được thiết lập nhằm loại trừ Trung Quốc đã làm dấy lên những lo ngại về địa chính trị (tuy hiện nay những quan ngại có thể đã thay đổi, do Trung Quốc cũng xin tham gia hiệp định). Năm 2018, Indonesia cũng kêu gọi các nước ASEAN chưa tham gia TPP đàm phán tập thể về các điều khoản của hiệp định, nhưng hiện nay ý thức về chủ nghĩa tập thể ít nhiều đã bị giảm.

Đại sứ Indonesia tại Mỹ - Rosan Roeslani, khi được hỏi gần đây về lập trường hiện tại của Indonesia đối với CPTPP, mặc dù ông không có trả lời dứt khoát, nhưng dường như đồng ý rằng không có tiến triển đặc biệt nào sắp xảy ra. Đại sứ nói: “Về nguyên tắc, Indonesia hoan nghênh các sáng kiến ​​nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và thịnh vượng trong khu vực. “Chúng tôi đang theo sát sự phát triển của sáng kiến ​​và nhấn mạnh cam kết lâu dài của chúng tôi trong việc hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế”.

Thông tin về ba quốc gia có tiềm năng trở thành thành viên của CPTPP sẽ sớm được cập nhật. Trong khi các ý kiến của cử tri trong nước chỉ là một phần câu chuyện, thì các yếu tố bên ngoài như sự quan tâm của các nước khác trong việc tham gia hiệp ước, chi tiết của khung chiến lược của Mỹ đối với Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, và hy vọng về sự phục hồi kinh tế do ảnh hưởng COVID-19 cũng đóng một vai trò quan trọng.

Mỹ đang gặp khó khăn về mặt chính trị trong thẩm quyền để theo đuổi bất kỳ sáng kiến ​​thương mại mới nào, nhưng sự cạnh tranh với Trung Quốc, cũng như cuộc bầu cử Quốc hội năm nay, có thể thay đổi những động lực này. Cuộc thăm dò dư luận mới của Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, cho thấy Đông Nam Á coi Trung Quốc áp đảo về mặt đối tác chính trị, an ninh và kinh tế có ảnh hưởng nhất trong khu vực, điều này có thể khuyến khích việc xem xét lại đối với việc gia nhập CPTPP.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: CPTPP, Đông Nam Á, Philippines, Indonesia, Thái Lan

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407285
Go to top