Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPP"Cuộc chơi TPP": những đắn đo của Malaysia

"Cuộc chơi TPP": những đắn đo của Malaysia

Trong những tháng gần đây, những lời kêu gọi Chính phủ Malaysia rút khỏi cuộc đàm phán về hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã xuất hiện ngày càng nhiều tại quốc gia này. Mới đây nhất, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đã thúc giục Chính phủ Malaysia rời bàn đàm phán bởi ông cho rằng TPP chỉ tạo nhiều lợi thế cho Mỹ. Điều này khiến cho nhiều người lo ngại Kuala Lumpur có thể sẽ rời khỏi cuộc chơi TPP.

Trở lực từ trong nước

Cựu Thủ tướng Mahathir, người đã từ chức năm 2003 sau gần 22 năm nắm giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ Malaysia, là một trong số những người chống Mỹ kịch liệt nhất và là người đi đầu trong phong trào chống TPP ở Malaysia. Phát biểu tại một hội thảo do Hội đồng Hành động Kinh tế Malay (MTEM) và Quỹ Lãnh đạo Perdana đồng tổ chức hôm 26/8, ông Mahathir nói: “Nếu được hỏi liệu chúng ta có cần TPP hay không, tôi sẽ nói rằng chúng ta không cần”.

Chính trị gia này nhấn mạnh dù không có TPP, Malaysia vẫn “đang nổi lên như một quốc gia thương mại phát triển và gặt hái lợi nhuận”. Với kim ngạch thương mại gần chạm ngưỡng 1.000 tỷ USD, Malaysia “là một trong số những nước nhỏ nhưng có kim ngạch thương mại lớn nhất”.

Trong bài phát biểu của mình, cựu Thủ tướng Mahathir cũng bày tỏ quan ngại về khả năng TPP sẽ tước đi quyền thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Chính phủ như “Chính sách Kinh tế Mới” (viết tắt trong tiếng Malay là DEB) – một chương trình hành động của Chính phủ nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa những người Malay – chiếm đa số ở Malaysia – và những người Hoa – chiếm thiểu số nhưng lại đang chi phối nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á này. DEB đặt mục tiêu nâng tỷ lệ sở hữu vốn của người Malay trong nền kinh tế lớn thứ 29 thế giới này (tính theo sức mua tương đương) lên 30% và trao quyền đối xử đặc biệt cho các nhà thầu người Malay trong các hợp đồng của Chính phủ.

Trước đó, hôm 12/8, tờ “Malay Mail Online” đã dẫn lời nhà lãnh đạo đối lập Anwar Ibrahim, một người từng có quan điểm thân Washington và ủng hộ quan điểm về thị trường tự do, cảnh báo Malaysia có nguy cơ nhường chủ quyền của mình cho Mỹ nếu nước này phê chuẩn TPP.

Phát biểu tại cuộc họp báo tại trụ sở Đảng Công lý của Nhân dân (PKR), ông Anwar, người đã từng giữ chức Phó Thủ tướng Malaysia trong giai đoạn 1993-1998, khẳng định TPP hướng tới mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Vì vậy, ông cũng thúc giục Chính phủ Malaysia tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore .

Đáng chú ý, ngay cả “Utusan Malaysia” - nhật báo tiếng Malay thuộc sở hữu của đảng “Tổ chức Dân tộc Malay Thống nhất” (UMNO) cầm quyền của Thủ tướng Najib - đã đăng bài bình luận chỉ trích gay gắt việc Malaysia tham gia đàm phán TPP và gọi các nhà thương thuyết về TPP của Malaysia là “những kẻ phản bội”.

10-TPP

Tiếp tục hay rời khỏi cuộc chơi?

Trong những tháng gần đây, hơn 60 nhóm và tổ chức ở Malaysia, từ các tổ chức nhân quyền như Suaram cho đến các nghiệp đoàn và các tổ chức ủng hộ quyền của người Malay như MTEM và các tổ chức phi lợi nhuận như Hội đồng Viện trợ Malaysia, đã tập hợp lại dưới chiếc ô chung là "Bantah TPP" (có nghĩa là Phản đối TPP) để ngăn cản việc nước này tham gia TPP. Đây là một động thái chưa từng có trong tiền lệ ở Malaysia .

Trước những áp lực ngày càng gia tăng từ dư luận trong nước, hôm 15/8, nội các của Thủ tướng Najib Razak đã có phiên họp đặc biệt để thảo luận về TPP. Tại cuộc họp đó, Chính phủ Malaysia khẳng định họ sẽ chỉ ký TPP nếu các điều khoản trong hiệp định này là "có lợi nhất" cho đất nước này.

Trong tuyên bố phát hành sau cuộc họp, Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia (MITI) cho biết "Thủ tướng và nội các đã chỉ đạo cho các nhà thương thuyết tiếp tục đảm bảo rằng chủ quyền của Malaysia được bảo vệ trong tiến trình đàm phán về TPP. Họ cũng nhất trí về việc củng cố lập trường của Malaysia rằng chúng ta sẽ chỉ chấp thuận TPP với các điều khoản có lợi nhất cho đất nước chúng ta".
Bên cạnh đó, theo MITI, nội các Malaysia đã nhất trí tiến hành thêm hai cuộc nghiên cứu lợi ích - chi phí về việc nước này tham gia TPP, trong đó một cuộc nghiên cứu sẽ tập trung vào tác động của TPP đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cộng đồng doanh nghiệp Malay và một cuộc nghiên cứu toàn diện liên quan tới tác động của TPP tới "các lợi ích quốc gia" của Malaysia.

Bộ trưởng MITI Mustapa Mohamed cho biết nghiên cứu này sẽ đánh giá toàn bộ các điều khoản liên quan và chúng tôi hy vọng sẽ hoàn tất cuộc nghiên cứu trong vòng 2 đến 3 tháng”.

Mặt khác, trong tuyên bố trên, MITI cũng cho biết nội các Malaysia nhất trí rằng nước này “sẽ không chấp thuận bất cứ đề xuất nào bác bỏ quyền tiếp cận tới các thuốc men và dịch vụ y tế có giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quan tâm tới đề xuất loại bỏ thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá ra khỏi các cuộc thương lượng về TPP".

Đáng chú ý, MITI cho biết "Chính phủ có quan điểm rằng Malaysia không nên bó buộc vào bất cứ thời gian biểu cố định nào liên quan tới TPP".

Trước đó, tại vòng đàm phán thứ 18 ở Malaysia, các nước tham gia đàm phán TPP đã đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề này vào tháng 10/2013 và ký kết một thỏa thuận tổng thể về TPP vào cuối năm nay. Theo dự kiến, các nhà lãnh đạo 12 nước tham gia đàm phán TPP sẽ nhóm họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Bali (Indonesia) vào ngày 8/10 tới.

Chỉ vài ngày sau phiên họp đặc biệt của nội các, Thứ trưởng MITI Hamim Samuri cho biết Chính phủ Malaysia không thể ký kết TPP vào tháng 10 tới. Ông nói: “Nhiều người đã đề cập tới khoảng cách giữa MITI và người dân”.

Theo các chuyên gia phân tích, các động thái trên của Kuala Lumpur có thể làm chậm tiến trình đàm phán về TPP. Bản thân Chính phủ Malaysia cũng nhận thức rõ điều đó. Phát biểu với các phóng viên trước thềm vòng đàm phán thứ 19 về TPP, Thứ trưởng Hamim nói: “Tôi không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra vào tháng 10 này, không chỉ đối với Malaysia mà còn các nước khác”.

Mặc dù vậy, có vẻ như Kuala Lumpur vẫn quyết tâm theo đuổi tiến trình đàm phán về TPP. Phát biểu với các phóng viên hôm 27/8, Bộ trưởng Mustapa khẳng định “lập trường của chúng tôi đó là tiếp tục thương lượng về TPP, trong khi tiếp tục đảm bảo rằng chủ quyền của Malaysia vẫn được bảo vệ trong tiến trình thương lượng này”. Tuy nhiên, ông cũng không quên nhấn mạnh rằng “nếu các phân tích lợi ích-chi phí chỉ ra rằng TPP không có lợi cho chúng tôi, chắc chắn chúng tôi sẽ lưu tâm một cách nghiêm túc tới nghiên cứu này”.

Trong bối cảnh đó, có thể thấy câu hỏi liệu Malaysia tiếp tục hay sẽ rời cuộc chơi TPP vẫn còn để ngỏ.

Theo TTXVN

Từ khóa: Cuộc chơi, TPP, đắn đo, Malaysia,

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409801
Go to top