Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPCung cấp thông tin về tác động của Hiệp định TPP đối với ngành dệt may

Cung cấp thông tin về tác động của Hiệp định TPP đối với ngành dệt may

Tại hội thảo “Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ảnh hưởng đến dệt may Việt Nam” , do Hiệp hội dệt may Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức ngày 2/7 , ông Nguyễn Đình Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, cho rằng, Việc tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Hoa Kỳ và các nước vào Việt Nam.

T heo Phó Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn, hiện nay xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Năm 2012, tổng xuất khẩu dệt may cả nước đạt trên 17 tỷ đô la Mỹ. Hiện Hoa Kỳ là thị trường đang chiếm 50% tổng kim ngạch giá trị xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam , tiếp theo là EU 15%, Nhật bản 12% và Hàn Quốc là 6%... Trong khi đó, thuế suất trung bình hiện nay của hàng dệt may nước ta vào Mỹ là 17,5% và EU là 9,6%. Vì vậy v iệc khởi động đàm phán các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định TPP đang mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam. Bởi các bên tham gia đàm phán muốn đưa thuế xuất của tất cả các mặt hàng về 0%, trong đó có dệt may.

Để nhận được sự ưu đãi 0% từ các hiệp định thương mại, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, dệt may Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện không dễ dàng . Một trong những nguyên tắc cơ bản để được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu hàng dệt may sang các nước tham gia Hiệp định TPP là nguyên liệu sử dụng được sản xuất ở nước sở tại, hoặc sử dụng nguyên liệu của các nước thành viên tham gia Hiệp định. Trong khi đó, ngành dệt may nước ta phụ thuộc lớn vào nguồn cung nguyên, phụ liệu (chủ yếu là vải) từ nước ngoài (88% tổng nhu cầu) mà phần lớn những nước này lại không nằm trong TPP.

Trước bối cảnh như vậy, ông Nguyễn Đình Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất, đ ể tiếp tục duy trì vị thế, tạo dựng ngành dệt may Việt Nam phát triển ổn định, bền vững trong chuỗi dệt may toàn cầu đồi hỏi phải có những thay đổi căn bản. Đó là ngành công nghiệp phụ trợ phải vươn lên, vải phải được sản xuất trong nước; ngành thiết kế cần được củng cố và nâng cấp; thị trường nội địa cần được quản lý, khai thác và phương thức gia công cần phải được thu hẹp.

Trong những năm gần đây, ngành dệt may đã được những thành tựu đáng kể . Hiện cả nước có gần 4.000 doanh nghiệp , v ới khoảng 2,5 triệu lao động. Năm 2012, ngành dệt may Việt Nam đã tạo doanh thu gần 20 tỉ đô la Mỹ, chiếm 15% GDP.

Theo TTXVN

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409541
Go to top