Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTin tứcSingapore: nền kinh tế cạnh tranh nhất khu vực ASEAN

Singapore: nền kinh tế cạnh tranh nhất khu vực ASEAN

singapore2112

Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất trong khu vực, đứng thứ hai toàn cầu, chỉ sau Hoa Kỳ, căn cứ trên kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Singapore được xem là một nền kinh tế gương mẫu, đi đầu trong việc đề cao tầm quan trọng của mở cửa cạnh tranh, trong bối cảnh căng thẳng leo thang và làn sóng phản đối về toàn cầu hóa. Bài báo cáo cũng ca ngợi quốc đảo sư tử là nền kinh tế “sẵn sàng cho tương lai nhất” của thế giới.

Báo cáo nhấn mạnh những nền kinh tế có độ cởi mở cao – tức là hàng rào thuế quan và phi thuế quan thấp, nới lỏng việc thuê mướn lao động nước ngoài, hợp tác trong ứng dụng sáng chế, và nhiều đặc trưng khác - cũng sẽ có xu hướng làm tốt trong đổi mới sáng tạo và hiệu quả thị trường. Điều này sẽ tạo tác động tích cực lên sức khỏe kinh tế toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải ban hành các chính sách để cải thiện điều kiện cho các bên liên quan bị ảnh hưởng bất lợi bởi toàn cầu hóa bên trong từng nước.

Tuy nhiên, do bản chất là một nền kinh tế tập trung mạnh vào xuất khẩu, Singapore dễ bị tổn thương bởi tác động tiêu cực gián tiếp từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.

Thierry Geiger, Trưởng ban nghiên cứu và tác động tại WEF trong một bài phỏng vấn qua email với The ASEAN Post đã nói: “Nếu căng thẳng thương mại leo thang và chuyển thành các biện pháp mạnh hơn lên nhiều loại hàng hóa vàvà nhiều khu vực địa lý hơn, hậu quả là nền kinh tế toàn cầu sẽ bị tác động một cách tiêu cực.”

Ông nói thêm: “Ngay cả khi không bị bất cứ biện pháp thương mại nào nhắm trực tiếp, một nền kinh tế mở như Singapore cũng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp. Ví dụ, ít giao dịch thương mại đi qua đất nước này hơn và nhu cầu hàng hóa chậm tại các nước đối tác.”

Cạnh tranh trong thời đại mới

Chỉ số năm nay sử dụng một phương pháp hoàn toàn mới để đo lường mức độ cạnh tranh của 140 nền kinh tế thông qua 98 chỉ số được sắp xếp thành 12 cột. Mỗi chỉ số sử dụng thang điểm từ 0- 100, cho biết một nền kinh tế gần với trạng thái lý tưởng, hay còn gọi là “cận biên”, của năng lực cạnh tranh như thế nào.

Phương pháp mới này muốn nắm bắt toàn bộ toàn bộ diễn biến của kinh tế toàn cầu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Phương pháp này có tính đến các nhân tố như: hình thành ý tưởng, văn hóa doanh nghiệp, mức độ cởi mở và nhanh nhạy. Đây đều là những tác nhân quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh nhưng chưa được chú trọng trước đây.

Theo Klaus Schwab, Nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch điều hành của WEF, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã trở thành đặc điểm quyết định đến năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Ông phát biểu: “Tôi thấy trước được thế giới tương lai sẽ chia thành hai nhóm quốc gia, một nhóm nhận thức được các thay đổi về công nghệ và nhóm còn lại thì không. Chỉ những nền kinh tế có khả năng nhận ra tầm quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0 thì mới có thể mở ra nhiều cơ hội cho người dân nước họ.”

Trong 12 cột chỉ số, Singapore nằm trong top 10 của 7 cột chỉ số và trong top 20 của 4 cột khác. Singapore dẫn đầu trong chỉ số Cởi mở thương mại, và chỉ số Thị trường sản phẩm. Quốc đảo này cũng xếp hạng cao nhất trong cột Cơ sở hạ tầng với số điểm đạt được gần như tuyệt đối là 95.7, nhờ vào cở sở hạ tầng giao thông, dịch vụ và liên kết đẳng cấp thế giới của nước này. Singapore cũng đạt được một số điểm hoàn hảo trong cột Sức khỏe với mức tuổi thọ trung bình là 74 tuổi- cao hơn cả Nhật Bản.

Ba thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng nằm trong top 50 của bảng xếp hạng, gồm Malaysia (xếp thứ 25), Thái Lan (xếp thứ 38t) và Indonesia (xếp thứ 45). Các thành viên còn lại, trừ Myanmar, nằm ngoài top 50 gồm: Việt Nam (xếp thứ 77), Cambodia (xếp thứ 110) và Lào (xếp thứ 112) – nước có mức năng lực cạnh tranh thấp nhất trong khu vực ASEAN.

Báo cáo này cũng ca ngợi Malaysia có năng lực cạnh tranh ngang hàng với nhiều nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, đồng thời cũng cho biết các nền kinh tế như Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Brunei thì đang bị tụt lại phía sau. Thêm vào đó, các thị trường mới nổi như Cambodia và Lào có nhiều việc cần phải cải thiện và thường dễ bị tổn thương bởi một cú sốc bất ngờ, như lãi suất tăng nhanh hơn dự kiến tại các nền kinh tế phát triển hay căng thẳng thương mại leo thang.

Không phải là một trò chơi tổng bằng không

Bao trùm cũng là một yếu tố quan trọng và báo cáo này cũng nhấn mạnh không hề có sự đánh đổi giữa sự cạnh tranh và bao trùm. Do đó, vẫn có thể đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và bao trùm .

Như vậy, báo cáo này khuyến khích các chính sách tái phân bổ, chính sách an sinh xã hội, chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực, cũng như đánh thuế lũy tiến nhiều hơn, nhằm giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội.

Saadia Zahidi, thành viên Hội đồng quản trị và trưởng Trung tâm Kinh tế và Xã hội mới cho biết: “Năng lực cạnh tranh không phải là một cuộc cạnh tranh cũng không phải là một sự đánh đổi - tất cả các quốc gia đều có thể trở nên thịnh vượng hơn.”

Bà nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cách tiếp cận rộng hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt là khi nói đến đổi mới sáng tạo.

Bà nói thêm: “Với các cơ hội để tăng trưởng kinh tế, việc phổ biến các ý tưởng sáng tạo đa biên giới và hình thức sáng tạo giá trị mới, Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra sân chơi công bằng trong tất cả các lĩnh vực của các nền kinh tế.”

Tuy nhiên, Zahidi đã cảnh báo rằng “công nghệ thì không là viên đạc bạc.”

Các chính phủ phải đảm bảo rằng họ quan tâm đủ và tập trung vào các vấn đề phát triển khác như quản trị, cơ sở hạ tầng và đào tạo kỹ năng.

Năng lực cạnh tranh kinh tế đang thay đổi nhanh chóng khi thế giới ngày càng biến đổi hơn nhờ công nghệ kỹ thuật số. Điều này tạo ra một loạt các thách thức mới. Chính phủ và doanh nghiệp phải thích nghi nhanh với sự dịch chuyển này, bằng không,trong dài hạn, tăng trưởng và năng suất sẽ chịu tác động tiêu cực.

Nguồn: The ASEAN Post - MT

Từ khóa: Singapore, năng lực cạnh tranh, các nước ASEAN, Cách mạng công nghiệp 4.0

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403657
Go to top