Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTin tứcNhững mục tiêu kinh tế của Thái Lan khi đảm nhận vị trí chủ tịch luân phiên ASEAN

Những mục tiêu kinh tế của Thái Lan khi đảm nhận vị trí chủ tịch luân phiên ASEAN

asean0808

Sau gần 5 năm nỗ lực củng cố khả năng thích ứng về kinh tế và đối ngoại dưới chế độ quân chủ, Thái Lan chuẩn bị gánh vác một nhiệm vụ quan trọng với vị trí chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2019. Dựa trên chương trình nghị sự kinh tế mà chính phủ Thái Lan đề xuất, có thể nói tham vọng của họ là rất cao.

Thứ sau vừa qua (21/12), tại Tòa nhà Chính phủ Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và Tổng thư kí ASEAN Lim Jock Hoi đã tham gia buổi lễ khởi động chính thức nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Thái Lan đầy rực rỡ và tráng lệ hơn hẳn so với các nước thành viên trước đây. Các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ hàng đầu đã được mời đến để trình bày những đóng góp của họ vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN, liên quan đến công nghệ xanh, phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.

So với nhiệm kỳ chủ tịch trước trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, khi mà hội nghị thượng đỉnh tháng 4/2009 đã bị trì hoãn vì phe áo đỏ đột chiếm địa điểm tổ chức ở Pattaya, lần này, Thái Lan đã chuẩn bị sẵn một danh sách dài các mục tiêu có thể đạt được cho cả ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Nhìn lại quá khứ, mặc dù những thất bại của ASEAN giai đoạn 2008-2009 vẫn chưa phai nhòa, nhưng chúng ta cũng không được phép lãng quên những thành quả mà hội nghị thượng đỉnh Cha-am, Hua Hin vào tháng 10/2009 do chính quyền của cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva đem lại. Sau tất cả, đó là năm mà Hiến chương ASEAN bắt đầu có hiệu lực.

Có hai cột mốc về thúc đẩy hội nhập ASEAN mà Thái Lan đạt được trong nhiệm kỳ trước. Thứ nhất, Thái Lan đã thúc đẩy thành công lộ trình đầu tiên cho Cộng đồng ASEAN từ 2009 đến 2015. Nỗ lực này sau đó đã được kế thừa bởi chương trình nghị sự chiến lược “ASEAN 2025: Cùng Vững vàng Tiến bước” (Asean 2025: Forging Ahead Together) được phát hành tại Kuala Lumpur năm 2015. Thứ hai, ngài Abhisit đã thành công trong việc kêu gọi sự ủng hộ từ những người lãnh đạo khác trong ASEAN dành cho Kế hoạch Tổng thể về Kết nối toàn bộ khu vực, khởi đầu cho những nỗ lực “kết nối” đang lan rộng trên toàn khu vực. Hiện tại, bản kế hoạch tổng thể đến năm 2025 đã được triển khai.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, chủ tịch luân phiên Thái Lan đã lập ra các chiến lược kinh tế bao quát để chuẩn bị cho khu vực bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (4IR), tăng cường năng lực kết nối cho ASEAN thông qua các lĩnh vực thương mại, đầu tư, và du lịch. Quan trọng hơn hết, Thái Lan còn muốn tạo ra một môi trường toàn diện để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong khu vực.

Thêm vào đó, Thái Lan có một mục tiêu đầy tham vọng đó là xây dựng một “Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trọng tâm với cả 10 nước cùng tiến về phía trước và không bỏ ai lại phía sau”. Phải mất nhiều tháng trước khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao công bố kế hoạch chính thức của Thái Lan với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác để phát triển bền vững”. Thái Lan sử dụng cụm từ Cộng đồng ASEAN “lấy con người làm trọng tâm” thay vì “hướng về con người” để cho thấy sự cam kết của họ đối với việc tăng cường phúc lợi cho 645 triệu người dân trong cộng đồng.

Muốn hiểu được vai trò của chủ tịch luân phiên ASEAN, chúng ta phải tìm hiểu quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ năm 2008-2018.

Ba giai đoạn đầu tiên có thể tóm gọn bằng ba từ: tham vấn, hợp tác, và đồng thuận; là nền tảng cho sự thống nhất của ASEAN. Đến năm 2008, khối khu vực này bước vào thập kỉ thứ 4, ASEAN chuyển sang tập trung xây dựng cộng đồng, củng cố năng lực kết nối và vai trò trung tâm. Những mục tiêu này là trụ cột để tạo ra động lực mới cho tầm ảnh hưởng của ASEAN. Hiện nay có thêm 3 giai đoạn mới: sáng tạo, bổ sung, và tiếp diễn. Trong tình hình bất ổn toàn cầu hiện tại và sự nổi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, các thành viên ASEAN buộc phải nỗ lực tập trung vào cả 3 giai đoạn này để đảm bảo rằng không có thành viên nào bị bỏ lại phía sau.

Dưới đây là 10 xu hướng kinh tế quan trọng nhất mà ASEAN sẽ triển khai vào năm 2019:

1. ASEAN sẽ có một bản kế hoạch hành động cụ thể chung để triển khai chương trình nghị sự về hội nhập kĩ thuật số, nhằm đảm bảo tính sẵn sàng cho ASEAN trước cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (4IR). Thêm vào đó, ASEAN sẽ lập ra một lộ trình và một nhóm các chuyên gia để hiện thực hóa Tuyên bố Đổi mới và Sáng tạo của ASEAN (Lộ trình Đổi mới Sáng tạo ASEAN 2019-2025: Hợp tác xây dựng Cộng đồng Đổi mới Sáng tạo).

2. Từ giữa năm 2019, ASEAN dự kiến sẽ phát hành bản hướng dẫn cách thức xây dựng kỹ năng và đào tạo đội ngũ chuyên gia cho lực lượng lao động trong khu vực. Để đáp ứng với thách thức mà 4IR đã đặt ra, ASEAN buộc phải xác định được những lĩnh vực ưu tiên trọng yếu, chẳng hạn như phát triển nguồn nhân lực.

3. Chủ tịch luân phiên ASEAN cũng sẽ soạn thảo bản Tuyên bố Chuyển đổi Nền Công nghiệp ASEAN sang nền công nghiệp 4.0, với hi vọng rằng bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong khu vực, các thành viên sẽ xác định được các ngành trọng điểm chung.

4. Kĩ thuật số hóa cho các doanh nghiệp siêu nhỏ là một chủ đề mới mà Thái Lan muốn khuyến khích. Họ hi vọng rằng một chính sách định hướng xúc tiến sẽ được đề ra để nâng cao các kênh quảng bá dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ ở ASEAN.

5. Chủ tịch ASEAN cũng sẽ thúc đẩy việc đồng bộ hóa sâu hơn cho cơ chế một cửa quốc gia ở các nước thành viên, để giúp hoạt động thương mại diễn ra trơn tru. Hi vọng rằng đến cuối năm 2019, cơ chế một cửa ở ASEAN sẽ được tích hợp đầy đủ vào từng nước, và hoạt động với hiệu quả cao nhất.

6. Nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ở ASEAN, Thái Lan dự định sẽ xây dựng một cơ chế để tăng cường khả năng tiếp cận và vay vốn cho các dự án, để thu hút các nhà đầu tư tổ chức quốc tế thông qua thị trường vốn.

7. Du lịch sẽ là động lực kinh tế then chốt thúc đẩy hội nhập ASEAN. Thái Lan muốn đưa ngành du lịch của ASEAN lên một tầm cao mới bằng cách xây dựng một bản hướng dẫn toàn diện về nền ẩm thực trong Khu vực ASEAN (Asean Region of Gastronomy official guidelines) và mạng lưới du lịch ẩm thực của ASEAN.

8. ASEAN muốn đảm bảo rằng hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ được hoàn thành trước cuối năm 2019. Khối kinh tế tự do thương mại lớn nhất thế giới đã bị trì hoãn gần hai năm. Thái Lan mong chờ sẽ được làm việc với các cường quốc kinh tế ở châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, và Trung Quốc để tìm ra tiếng nói chung.

9. Do một vài thành viên ASEAN mới đây bị ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), chủ tịch ASEAN muốn thực hiện một nghiên cứu khả thi về mức độ cần thiết của việc ban hành một Chính sách Đánh bắt Thủy sản Chung ASEAN và xây dựng Nhóm Kiểm tra IUU ASEAN.

10. Cuối cùng, chủ tịch ASEAN khuyến khích các quan chức kinh tế cấp cao ở ASEAN xây dựng một lộ trình và kế hoạch hành động để tạo ra một thị trường vốn bền vững trong khu vực.

Nguồn: Bangkok Post - HN

Từ khóa: ASEAN, hội nhập kinh tế, tự do thương mại, chủ tịch luân phiên ASEAN, công đồng kinh tế ASEAN

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403571
Go to top