Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnĐừng để Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN trở thành hoạt động ngoại giao địa phương mang tính hình thức

Đừng để Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN trở thành hoạt động ngoại giao địa phương mang tính hình thức

04.12-06

Ngày 3/11, ASEAN tiến hành Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 35 tại Bangkok, Thái Lan. Một điểm đáng chú ý của Hội nghị lần này đó là các nước đã thông qua Kế hoạch Hành động cho Mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN. Kế hoạch hành động là bước đi tiếp theo của chương trình Mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN (ASCN) – sáng kiến đã được các nước ASEAN thống nhất trước đó tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 32 nhằm tìm ra hướng đi chung trong việc giải quyết các thách thức đô thị đặc trưng ở ASEAN.

Sáng kiến ASCN được phê duyệt năm 2018, thời điểm Singapore giữ chức chủ tịch ASEAN với chủ đề chính là “tự cường” và “sáng tạo”. Là một tổ chức khu vực của 10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, ASEAN sở hữu dân số 630 triệu người và là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Hơn nữa, ASEAN đang có tốc độ đô thị hóa đều đặn; xấp xỉ 350 triệu dân ở ASEAN hiện đang tập trung ở các khu vực thành thị. Với ASCN, ASEAN được kỳ vọng có thể giải quyết được các vấn đề thường gặp ở các thành phố lớn của các nước đang phát triển, như kẹt xe, đói nghèo, ô nhiễm và vô gia cư. Đồng thời, ASEAN cũng cần phải tận dụng xu hướng đô thị hóa này để tạo ra môi trường đổi mới sáng tạo cho kinh doanh.

Việc thực thi ASCN đòi hỏi các nước ASEAN phải làm việc cùng nhau để tạo ra các khu vực đô thị thông minh hướng tới 3 mục tiêu chính: chất lượng sống cao, nền kinh tế cạnh tranh, và môi trường bền vững. Hiện tại, đã có 26 thành phố tham gia chương trình, mỗi thành phố được đại diện bởi một người đứng đầu (gọi là Chief Smart City Officer – CSCO) được bổ nhiệm bởi chính phủ nước đó.

Có 6 lĩnh vực trọng tâm trong ASCN, bao gồm: phát triển công dân và xã hội, sức khỏe và thịnh vượng, an toàn và an ninh, môi trường, hạ tầng, và công nghiệp - sáng tạo. Các trọng tâm này được thiết kế phù hợp với Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025, xúc tiến quá trình đô thị hóa bền vững bên trong khu vực ASEAN.

Một mặt, tạo ra ASCN là một nỗ lực được đánh giá cao. ASEAN đã hợp lý khi bắt kịp xu hướng chính trị gần đây trên thế giới – đó là các chính phủ địa phương trở thành chủ thể chính trị thay thế cho các chính phủ trung ương. Một vài học giả ủng hộ quan điểm này, như Benjamin Barber – người đặt ra khái niệm về ‘cuộc khủng hoảng nhà nước độc lập’, cho rằng các nước đang ngày càng không thể đối phó với các vấn đề quốc tế phức tạp. Parag Khanna, một chiến lược gia Ấn Độ, lập luận rằng trong tương lai, các thành phố có khả năng thay thế quốc gia thông qua các mạng lưới kết nối và mạng lưới thông tin.

Sự tham gia của các thành phố trong quan hệ quốc tế không phải là một hiện tượng mới. Điều này đã được đề cập trong một khái niệm gọi là “paradiplomacy” (tạm dịch là ngoại giao địa phương). Khái niệm này đề cập đến các hoạt động quốc tế nói chung được tiến hành bởi các đơn vị chính trị cấp dưới trung ương, bao gồm cấp thành phố. Mặc dù một vài hoạt động ngoại giao địa phương có thể thách thức lợi ích quốc gia, phần lớn các hoạt động này có tác dụng bổ trợ cho hoạt động ngoại giao nhà nước để tăng cường chất lượng ngoại giao và để dân chủ hóa hoạt động ngoại giao. Ở khía cạnh này, ASCN có thể được xem là một bước tiến để dân chủ hóa ASEAN bằng cách thừa nhận các chính phủ địa phương và sự độc nhất của họ trong khu vực.

Tuy nhiên, chúng ta không nên cho rằng ASCN là điều dĩ nhiên, đặc biệt khi nhắc về tính hiệu quả và bền vững của nó. Cho đến nay, ASEAN thường bị chỉ trích vì bản chất tập trung nhà nước và tập trung lợi ích cho một số ít người. ASEAN vẫn đang nỗ lực cải cách để trở thành một tổ chức hướng đến người dân nhiều hơn. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo ASCN có thể trở là một sáng kiến thực sự ủng hộ lợi ích địa phương của các thành phố tham gia mạng lưới.

Vì vậy, ASEAN và các nước thành viên cần đảm bảo ASCN sẽ không trở thành cái gọi là “hoạt động ngoại giao địa phương mang tính hình thức”, tức là chỉ bao gồm các chương trình trên bề mặt mà không đem lại lợi ích hay cơ hội thực sự. Để tránh rơi vào cái bẫy này, ASCN cần phải được nuôi dưỡng bởi cả ASEAN lẫn từng nước thành viên ASEAN.

Đầu tiên và quan trọng nhất, ASEAN có thể giúp cho ASCN trở nên gần gũi với công chúng hơn bằng cách cung cấp thông tin cho mọi người dân. Phổ biến thông tin liên tục qua nhiều kênh là điều cần thiết để giúp người dân hiểu rõ về ASCN cũng như các vấn đề mà ASCN giúp giải quyết. Thứ hai, các nước thành viên cũng cần thúc đẩy các thành phố của mình tham gia toàn cầu hóa nhiều hơn. Do cách làm việc từ trên xuống của ASEAN, yếu tố này có thể cản trở chương trình ASCN, vì chính quyền địa phương không được trang bị đầy đủ để phản ứng với các nhiệm vụ có yếu tố quốc tế. Để tránh tình huống trên, các nước ASEAN cần xây dựng năng lực cho cấp địa phương, đặc biệt là cho cán bộ công chức viên chức thành phố ở các bộ phận có liên quan đến mạng lưới ASCN.

Trên lý thuyết, ASCN là một dự án đầy hứa hẹn có khả năng đưa các thành phố trong ASEAN trở thành những người chơi chủ động trong Đông Nam Á. Nếu sáng kiến này thành công, chúng ta có thể hi vọng một số thành phố trong ASEAN sẽ nối tiếp Singapore trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu châu Á, tương tự như Tokyo hay Seoul. Tuy nhiên, mục tiêu lớn cần quyết tâm lớn. Mỗi bên tham gia nên xem ASCN là một nền tảng thực sự để tăng trưởng cùng nhau, thay vì chỉ là một tập hợp các chương trình về mặt hình thức.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: thành phố thông minh, ASEAN, mục tiêu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408540
Go to top