Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Hướng đến sự minh bạch công vụ trong ASEAN

Aseanhoinghi20092019

Tính minh bạch, chịu trách nhiệm trong công vụ là những hòn đá tảng của phương pháp quản lý công vụ lấy người dân là trung tâm, và trong khi các quốc gia ASEAN đang tiến hành các bước để tiến hành minh bạch hóa dịch vụ công, thách thức vẫn đang tiếp diễn.

Phương pháp tiếp cận hướng đến người dân là cách thức xây dựng hoạt động công vụ trên nền tảng mong muốn của và sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách, thiết kế và cung cấp dịch vụ công thay vì một nền hành chính được hình thành dựa trên cơ sở xét đoán mong muốn của người dân.

Theo báo cáo chung được công bố trong tuần này bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD), các chính phủ ASEAN đang tăng cường cấu trúc quản lý và năng lực thể chế nhằm đem đến những dịch vụ tốt hơn cho người dân trên cơ sở phương pháp tiếp cận lấy người dân làm trung tâm.

Báo cáo với tựa đề “Chính phủ - góc nhìn: Đông Nam Á 2019” trên cơ sở 34 tiêu chí trong những lĩnh vực như dịch vụ công, chính phủ điện tử và tính minh bạch đã cung cấp số liệu so sánh quốc tế về nguồn lực, quá trình thay đổi và kết quả quản trị công tại các quốc gia ASEAN.

“Tăng cường năng lực thể chế công đóng vai trò trọng yếu trong tất cả hoạt động và ADB duy trì cam kết ủng hộ các quốc gia thành viên đang phát triển cải thiện cải thiện năng lực quản trị và ổn định tài chính khu vực công cũng như thúc đẩy cung ứng dịch vụ công hiệu quả, đúng thời hạn, không tham nhũng, hướng vào người dân” theo lời ông Bambang Susantono, Phó Chủ tịch khối Quản lý năng lực và phát triển bền vững tại ngân hàng ADB.

Minh bạch ngân quỹ

Dịch vụ dân sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng dịch vụ công, đồng thời là xương sống cho sự phát triển các nước thành viên ASEAN; tuyên bố chung Putrajaya về những ưu tiên của ASEAN sau năm 2015 hướng đến một ASEAN lấy trọng tâm là người dân trong dịch vụ dân sự - được ký năm 2015 bởi những người đứng đầu lĩnh vực dân sự tại 10 quốc gia thành viên tổ chức liên quốc gia lớn nhất Đông Nam Á – là một trong những bước đi khu vực cần thực hiện để xây dựng một thể chế hướng về người dân.

Như Tổng thư ký ASEAN đã nhấn mạnh, thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm tạo dựng những hệ thống dịch vụ dân sự hiệu quả, hiệu lực, minh bạch, trách nhiệm và được tổ chức tốt đóng góp cho sự thành công của Tầm nhìn ASEAN 2025 – một cộng đồng liên kết về chính trị, hợp tác chặt chẽ về kinh tế, có trách nhiệm với xã hội, dựa trên luật lệ và hướng về người dân.

Một trong những khía cạnh của của nền hành chính hướng về và đặt trọng tâm vào công dân chính là sự minh bạch ngân sách – yếu tố quan trọng qua đó quốc hội, người dân và những tổ chức phi chính phủ có thể giám sát hoạt động của chính phủ.

Công khai rộng rãi đến người dân về cách thức thu, chi ngân sách sẽ giúp tăng cường nhận thức của họ về một một chính phủ liêm chính. Trong khi tất cả quốc gia thành viên ASEAN đều công khai một phần hoạt động thu. chi ngân sách chính phủ, chỉ một nửa trong số đó công bố về phương pháp tính, các yếu tố kinh tế, dự báo tài chính kèm theo tài liệu về tính ngân sách.

Chỉ một vài nước trong ASEAN công bố các phân tích về tính nhạy cảm của người dân về số liệu ngân sách – một hoạt động hầu hết những quốc gia thuộc OECD thường thực hiện.

Trong khi phần lớn các quốc gia ASEAN tiến hành xuất bản ấn phẩm hướng dẫn đọc số liệu trong các tài liệu về ngân sách nhằm giải thích những thông tin quan trọng bằng ngôn ngữ dễ hiểu – và hầu hết các nước đều cho công bố thu chi ngân sách trong dài hạn, chỉ có Philippines là công khai hóa những tài liệu đã nêu – đối nghịch với con số hơn ¾ các nước OECD thực hiện hoạt động này.

“Tôi không biết rõ nguyên nhân”

Tuy vậy, vẫn có nhiều điểm không rõ ràng trong số liệu mà Philippines công bố

Các nhà hoạt động minh bạch hóa tại quốc đảo này đang đặt dấu hỏi trước việc ngân quỹ dành cho hoạt động tình báo, bí mật (theo yêu cầu của Văn phòng Tổng thống (OP)) được đề cập tại Chương trình ngân quỹ quốc gia 2020 công bố vào tháng trước – nếu được thông qua – sẽ gấp đôi con số mà cơ quan này yêu cầu trong năm 2018.

43.3 triệu đô la dành cho hoạt động bí mật và con số tương tự dùng cho hoạt động tình báo cao hơn nhiều so với ngân khoản 24 triệu đô la mà Văn phòng Tổng thống đã yêu cầu trong các năm 2017. 2018 và 2019. Hơn thế, đề nghị đã nêu diễn ra trong bối cảnh nhiều nghị sĩ và chính trị gia chỉ trích số tiền 24 triệu đô cho các sứ mệnh an ninh là quá nhiều – gấp 4 lần con số 4.8 tiệu đô dưới thời Tổng thống Benigno Aquino III.

Phát biểu trước cơ quan thông tấn Philippine, người phát ngôn của Tổng thống Duterte Salvador Panelo không thể đưa ra nguyên do việc tăng chi phí cho các hoạt động tình báo, bí mật, “Tôi không biết đích xác lý do” – ông cho biết.

Ông Panelo chỉ nói ngắn gọn chi phí tăng là điều bình thường và nhằm giúp đảm bảo an toàn cho quốc gia.

Nếu như những gì mà cơ quan thông tấn Philippines cung cấp là đích xác, ngân quỹ dành cho hoạt động tình báo, bí mật sẽ là tin xấu đối với những người ủng hộ sự minh bạch do việc chi tiêu cho những hoạt động này sẽ không cần phải có tài liệu chi và không cần công bố trước công chúng vì tính nhạy cảm của thông tin.

Dữ liệu là trọng yếu

Quá trình xử lý dữ liệu tập trung và hướng về người dân đòi hỏi việc tiếp cận thông tin là điều kiện tối quan trọng.

Trong khi những đạo luật về “tự do thông tin” (FOI) tạo ra một cơ chế pháp lý cho mọi công dân có thể yêu cầu thông tin từ khu vực công, chỉ 3 quốc gia trong ASEAN – Indonesia, Philippines và Việt Nam có những quy định này.

Thúc đẩy các nguyên tắc về chính phủ mở đòi hỏi các chính phủ phải chủ động công bố thông tin và như ADB và OECD đã chỉ ra trong báo cáo, dữ liệu chính phủ mở có thể được chia sẻ, phân tích và tái sử dụng ở quy mô lớn – trên nền tảng khung pháp luật về bảo mật cá nhân và bảo vệ dữ liệu – qua đó các công dân, doanh nhân, tổ chức xã hội dân sự, nghiên cứu viên và nhà báo có thể được trao quyền về tiếp cận thông tin.

Như Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã chỉ ra, minh bạch trong hoạch định chính sách có liên quan mật thiết đến sự gia tăng niềm tin của người dân vào các chính trị gia và cũng như có ảnh hưởng đến sự nghi ngờ của họ về những áp lực vô hình trong quá trình soạn thảo quy định pháp luật.

Do vậy, quá trình xây dựng chính sách công khai và minh bạch trong ASEAN sẽ giúp đảm bảo nguồn lực sẽ được sử dụng cho việc thiết kế và thực thi các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm thay vì làm gia tăng bất bình đẳng.

Nguồn: Asean Post

Từ khóa: ASEAN, minh bạch, công khai, dữ liệu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409799
Go to top