Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnASEAN cần củng cố sức mạnh nền kinh tế kỹ thuật số

ASEAN cần củng cố sức mạnh nền kinh tế kỹ thuật số

asean1 jajk

ASEAN đang hướng đến trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030. Sự gia tăng tầng lớp dân số trẻ - những người có khả năng thích nghi với kỹ thuật công nghệ mới - là nhân tố chính thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, và góp phần nâng cao trình độ kinh tế xã hội cho khu vực.

Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN – một khái niệm chỉ chung tất cả các giao dịch kinh tế diễn ra trên mạng trực tuyến – cũng sẽ đồng thời phát triển trong giai đoạn này, và dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 6,4 lần, từ 31 tỷ USD vào năm 2015 lên thành 197 tỷ USD vào năm 2025, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế về ASEAN và Đông Á (ERIA).

Boutheina Guermazi, Giám đốc bộ phận Phát triển Kỹ thuật Số của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, mặc dù sự mở rộng này đang diễn ra với một “tốc độ chưa từng có tiền lệ”, nhưng tiềm năng của nền kinh tế kỹ thuật số tại ASEAN vẫn chưa được khai thác đầy đủ.

Lấy ví dụ ở các công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME). Các công ty này chiếm hơn 95% số doanh nghiệp được thành lập, và tạo ra hơn 50% lượng việc làm tại ASEAN. Tuy chiếm tỷ lệ cao, ERIA ước tính rằng các MSME chỉ đóng góp khoảng 30 đến 53% tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) cho ASEAN, và 10 đến 30% giá trị xuất khẩu. Nghiên cứu của công ty tư vấn Bain & Co kết luận rằng, một phần nguyên nhân của việc này là do chỉ 16% các MSME tại ASEAN biết ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để khai thác tối đa tiềm năng kinh doanh. Tuy kết luận này vẫn còn gây tranh cãi, nhưng một điều chắc chắn là nếu có thể thu hẹp khoảng cách về ứng dụng công nghệ, thì nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực sẽ phát triển mạnh mẽ.

Ông Guermazi nói: “Mặc dù người dân ASEAN đang ngày càng hưởng ứng các dịch vụ số, nhưng tốc độ thích ứng của doanh nghiệp và chính phủ còn chậm hơn, các quy định chính sách chưa bắt kịp với sự thay đổi, và sự thiếu niềm tin vào giao dịch điện tử cũng kiềm hãm khả năng tăng trưởng của hệ thống kỹ thuật số”.

Sự kết nối, trình độ kỹ năng và thanh toán kỹ thuật số

Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào đầu tháng này với tiêu đề: “Nền Kinh tế Kỹ thuật số tại Đông Nam Á – Củng cố Nền tảng cho Tăng trưởng trong Tương lai” đã xác định 6 lĩnh vực chính cần cải thiện trong nền kinh tế kỹ thuật số ASEAN – và mở rộng phạm vi kết nối là ưu tiên hàng đầu trong chương trình. Mặc dù một nửa dân số trong khu vực đã sử dụng Internet – tương đương với mức trung bình toàn cầu – nhưng tỷ lệ này có thể gia tăng hơn nữa với những chính sách và hoạt động đầu tư cắt giảm chi phí, tăng tốc độ đường truyền và cung cấp băng thông internet ổn định hơn cho những khu vực còn hạn chế. Ngoại trừ Singapore, Thái Lan và Malaysia có tốc độ băng thông ổn định – và đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp khai thác dữ liệu chuyên sâu – tại 7 nước ASEAN còn lại, tốc độ băng thông chỉ ở mức dưới trung bình toàn cầu.

Việc nâng cao năng lực kỹ thuật số cho 650 triệu người dân ASEAN sẽ giúp đảm bảo những cơ hội và lợi ích đến được với tất cả mọi người. Mặc dù khu vực có tỷ lệ biết chữ và biết tính toán cao, các hệ thống giáo dục vẫn cần phải linh hoạt hơn trong việc đào tạo những kỹ năng cần thiết để làm việc trong một nền kinh tế kỹ thuật số, từ những kiến thức máy tính cơ bản đến những kỹ năng cao hơn như viết phần mềm và phân tích dữ liệu. Những “kỹ năng mềm” như làm việc nhóm và giao tiếp cũng rất quan trọng.

Gia tăng việc sử dụng phương thức thanh toán kỹ thuật số - một trụ cột của nền kinh tế kỹ thuật số - là ưu tiên thứ hai. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy chỉ 19% chủ tài khoản tài chính trong khu vực truy cập tài khoản của họ qua Internet, ở mức thấp hơn so với các nước có thu nhập trung bình trên thế giới là 27%, và tiểu vùng Sahara Châu Phi là 24%. Bên cạnh việc xây dựng những cơ sở hạ tầng quy định thích hợp, chính phủ cũng có thể gia tăng việc sử dụng phương thức thanh toán kỹ thuật số bằng cách đưa chúng vào những tương tác với người dân - chẳng hạn như thu tiền dịch vụ công hoặc trả lương hưu qua tài khoản trực tuyến.

Cải thiện môi trường chính sách, logistics và kinh doanh

Logistics vẫn là một rào cản trong thương mại điện tự, và việc vận chuyển sản phẩm đến những địa điểm mong muốn với chi phí hiệu quả và phương thức ổn định vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp. Tại nhiều nước, các kiện hàng đặt qua mạng thường vấp phải các thủ tục hải quan phức tạp, và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy hải quan là mắc xích yếu nhất trong ngành logistics của khu vực.

Những chính sách nhằm thúc đẩy niềm tin trong các lĩnh vực như bảo mật thông tin, an ninh mạng và bảo vệ người tiêu dùng cũng sẽ giúp tăng cường sự tham gia của mọi người vào nền kinh tế kỹ thuật số. Dưới một nửa các nước thành viên ASEAN có hệ thống luật bảo vệ dữ liệu đầy đủ, và các cơ quan quản lý về bảo vệ dữ liệu vẫn có năng lực còn hạn chế. Các hệ thống chính sách vẫn chưa có sự đồng bộ trong khu vực, khiến cho các cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định những luật lệ cần tuân thủ khi chuyển tải dữ liệu xuyên biên giới.

Cuối cùng, các chính phủ cần cung cấp những nền tảng dịch vụ số để hỗ trợ doanh nghiệp và giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch, chẳng hạn như cấp giấy phép và phê duyệt trực tuyến. Mặc dù những khuôn khổ như Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 (AEC Blueprint 2025), Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN 2025, và Hiệp định Khung e-ASEAN có thể giúp giải quyết những vấn đề nêu trên, các nước vẫn cần nghiên cứu nhiều hơn, xây dựng chính sách hợp lý hơn và phối hợp làm việc cùng nhau để đảm bảo Đông Nam Á có thể khai phá trọn vẹn tiềm năng của nền kinh tế kỹ thuật số trong khu vực.

Nguồn: The ASEAN Post

Từ khóa: ASEAN, hội nhập kinh tế, thương mại điện tử, kinh tế kỹ thuật số, thanh toán điện tử

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409543
Go to top