Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnCác hiệp định mới được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP cho ASEAN

Các hiệp định mới được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP cho ASEAN

Aseanflags19032018

Việc ký kết hai hiệp định tự do hóa đầu tư và thương mại dịch vụ của ASEAN là điểm nhấn tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM Retreat) lần thứ 25 lần này.

Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi cho biết, với việc ký kết hai hiệp định trên, GDP của ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng thêm 5% trong năm năm tới.

Hiệp định đầu tiên là Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA), hướng tới nâng cao tiêu chuẩn và hiệu quả của các quy định dịch vụ bên trong ASEAN. Hiệp định này sẽ mở ra cơ hội cho thương mại dịch vụ và thu hút đầu tư vào khu vực tư nhân của khu vực.

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan bà Chutima Bunyapraphasara hôm qua phát biểu “vai trò của thương mại dịch vụ đối với các nước ASEAN đang ngày càng trở nên quan trọng”.

“Xuất khẩu dịch vụ của ASEAN năm 2017 đạt 360.5 tỷ USD, tăng hơn ba lần so với kết quả 113.4 tỷ USD của năm 2005. Tuy nhiên, tỷ trọng thương mại dịch vụ nội khối lại không có nhiều thay đổi trong khoảng thời gian đó”. Vì vậy, ATISA ra đời là để giải quyết bài toán này.

Hiệp định ATISA sẽ thay thế cho Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) đã được sử dụng từ năm 1995 đến nay.

ATISA bao gồm các nguyên tắc cơ bản thúc đẩy thương mại dịch vụ phát triển, chẳng hạn như quy định đối đãi công bằng giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, ATISA còn bao gồm các nguyên tắc để tăng cường hơn nữa sự minh bạch và hiệu quả trong các quy định về thương mại dịch vụ ở các nước ASEAN, và các quy định hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).

Thêm vào đó, ATISA còn yêu cầu các nước thành viên phải công khai các quy định về thương mại dịch vụ.

ATISA sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày ký kết. Các nước thành viên ASEAN có thời hạn là 5 năm để cân nhắc các quy định nào về thương mại dịch vụ mà các nước muốn bảo lưu sau khi hiệp định này có hiệu lực.

Bà Chitima cho biết “Hiệp định này sẽ mở ra thêm cơ hội cho các nhà đầu tư Thái Lan khi đầu tư vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, du lịch, bệnh viện ở các nước ASEAN khác”.

Hiệp định thứ hai được ký kết tại Hội nghị lần này là Nghị định thư thứ 4 để sửa đổi Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), nhằm mục đích biến ASEAN trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư thông qua việc đơn giản hóa các quy định. Lần sửa đổi này quy định, các nước không được phép thiết lập các quy định không cần thiết, gây cản trở cho nhà đầu tư trong khu vực. Cụ thể, chính phủ các nước không được yêu cầu nhà đầu tư từ các nước trong ASEAN chỉ được phân phối sản phẩm cho một số thị trường nhất định.

Chiến lược mới của Thái Lan

Mục tiêu của ATISA là phù hợp với chiến lược của Thái Lan trong việc thúc đẩy thương mại dịch vụ để khỏa lấp các số liệu xuất khẩu suy yếu gần đây. Đầu tháng này, phó thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak đã chỉ đạo Bộ Thương mại chú trọng cải thiện số liệu du lịch để đẩy mạnh ngành dịch vụ của nước này.

Do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang tiếp diễn, do tình hình kinh tế thế giới đang xấu đi và các nguyên nhân khác, xuất khẩu của Thái Lan trong tháng Ba đã giảm 4.9% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến xuất khẩu toàn quý I/2019 giảm 1.6% so với quý I/2018, theo số liệu từ Bộ Thương mại nước này. Giới quan sát đánh giá cao các lợi ích từ hai hiệp định mới, và nhấn mạnh tầm quan trọng ngày một tăng của lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư đối với ASEAN.

Andrew Mason, quyền chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank, phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết “Kể từ khủng hoảng tài chính thế giới (năm 2008), tăng trưởng thương mại hàng hóa trên toàn cầu đang chậm lại, và khu vực châu Á Thái Bình Dương cĩmg không thể nào tránh khỏi xu hướng chung này”.

Ông Mason đề xuất, để giải quyết vấn đề nay, Thái Lan sẽ cần phải nâng cao năng suất trong khu vực dịch vụ cũng như xúc tiến xuất khẩu dịch vụ nhiều hơn. “Thái Lan nên tham gia các thỏa thuận thương mại đa phương, và tự mình cam kết sẽ tự do hóa thương mại dịch vụ”, Sudhir Shetty, chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank, phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết. Bà Deunden Nikomborirak, giám đốc nghiên cứu về quản trị kinh tế tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI) cũng bày tỏ: “Trong khu vực ASEAN, đến 90% GDP là đi vào khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, các chính sách của Thái Lan vẫn nghiêng quá nhiều vào công nghiệp sản xuất, bỏ quên khu vực dịch vụ. Thái Lan đóng góp 18% vào tổng GDP của ASEAN, nhưng chỉ chiếm 2.9% trong toàn bộ GDP đi vào khu vực ASEAN.”

“Vì vậy, Thái Lan đang chưa khai thác hết tiềm năng, và sẽ hưởng lợi từ việc tự do hóa quy định trong lĩnh vực dịch vụ”, bà Nikomborirak cho biết. Từ đầu năm nay, các thể chế tài chính lớn của Thái Lan, như Ngân hàng trung ương Thái Lan và Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan đều phát biểu, Thái Lan nên đẩy thu hút thêm đầu tư cho khu vực tư nhân để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng giữa lúc xuất khẩu đang yếu đi.

“Từ giờ trở đi, động lực tăng trưởng của đất nước sẽ được củng cố thêm, nhờ vào du lịch và đầu tư”, Thống đốc Ngân hàng trung ương Thái Lan ông Veerathai Santiprabhob cho biết.

Nguồn: Nation Multimedia

Từ khóa: ATISA, ACIA, ký kết hiệp định, ASEAN

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402050
Go to top