Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnTình hình thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài tại ASEAN

Tình hình thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài tại ASEAN

Asean23032018

Tờ Financier Worldwide (FW) đã tổ chức một cuộc thảo luận về chủ đề thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài tại ASEAN. Buổi thảo luận có sự tham dự của các chuyên gia Yeo Eng Ping, Adrian Ball và Tan Bin Eng đến từ công ty kiểm toán quốc tế EY.

Dưới đây là nội dung cuộc thảo luận

FW: Theo anh chị, môi trường thương mại quốc tế hiện tại đang trở nên phức tạp như thế nào? Những nhân tố nào đang tạo ra các rủi ro và cơ hội cho hoạt động kinh doanh?

Ông Ball: Môi trường thương mại quốc tế đang trở nên vô cùng phức tạp, với sự nổi lên của những chương trình nghị sự chống toàn cầu hóa, chẳng hạn như các chính sách trừng phạt thương mại Mỹ-Trung hiện tại, cùng với những biện pháp trả đũa từ các nước khác. Sự gia tăng số lượng các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương và khu vực cũng gây phức tạp cho các công ty muốn tìm cách giảm chi phí thuế quan.

Trong những năm gần đây, có thể thấy rằng các nhà chức trách ở châu Á ngày càng hướng đến siết chặt các quy định về thuế quan và các thủ tục kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Sự gia tăng tần suất kiểm tra và sự quyết liệt của các cơ quan chức năng đang tạo ra những thách thức cho doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà chức trách cũng tăng cường sử dụng công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số để xác định những công ty thuộc diện phải bị thanh tra.

Ở chiều ngược lại, chúng ta cũng có các biện pháp thúc đẩy tự do thương mại như ký kết các FTA tạo cơ hội cho các doanh nghiệp. Ví dụ, Indonesia và Australia đã ký một FTA song phương vào tháng 3 năm nay. FTA này cho phép loại bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với 99% hàng xuất khẩu của Úc vào Indonesia, và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 100% hàng xuất khẩu từ Indonesia vào thị trường Úc. Tuy nhiên, FTA này cũng đòi hỏi một sự quản lý chặt chẽ hơn.

Với việc Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được thực thi ở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp cũng có thể hi vọng các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ ngày càng đơn giản và hài hòa giữa các nước. Tất cả các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều đã phê chuẩn TFA. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các cam kết của mỗi nước là khác nhau. Ví dụ, tỷ lệ thực hiện hiện tại của Malaysia là khoảng 94%, trong khi tỷ lệ hiện tại của Việt Nam là khoảng 26%. Trong số các điều khoản trong TFA, có những điều khoản về xúc tiến thông quan và những quy định tiến bộ mà doanh nghiệp có thể tận dụng để đảm bảo hoạt động kinh doanh thương mại của mình diễn ra ổn định.

Các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng những công nghệ kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, chẳng hạn như phân tích dữ liệu thương mại và công nghệ tự động hóa sản xuất bằng robot, để tìm ra các cơ hội thương mại mới, cũng như để nâng cao hiệu quả sản xuất.

FW: Trước tình hình căng thẳng thương mại leo thang, những quốc gia nào có khả năng là người chiến thắng và kẻ thua cuộc do ảnh hưởng từ những thay đổi trong môi trường thương mại?

Bà Yeo: ASEAN là một khu vực tăng trưởng nhanh. Trong một thập kỷ qua, vị thế kinh tế của khu vực ngày càng tăng, và tầng lớp trung lưu cũng ngày càng đông. Có vẻ như nhiều công ty từ những ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm may mặc, nội thất và điện tử, đang chuyển cơ sở sản xuất sang các nước ASEAN có chi phí thấp hơn như Việt Nam và Thái Lan - những nước có cơ sở sản xuất đầy đủ và mạng lưới FTA tốt. Khi căng thẳng thương mại leo thang, xu hướng chuyển dịch nguồn cung ứng đầu vào và đầu ra sang khu vực ASEAN của các công ty có thể tăng nhanh. Điều này có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra nhiều việc làm hơn cho khu vực ASEAN. Khi một nước ASEAN được chọn làm điểm đến đầu tư, chúng ta thấy rằng đó không chỉ là chiến thắng cho riêng quốc gia đó, mà còn là một chiến thắng cho cả ASEAN, vì nó cũng tạo ra cơ hội đầu tư vào các khu vực khác trong ASEAN, do sự gần gũi và gắn kết về mặt kinh tế giữa các nước.

FW: Theo kinh nghiệm của ông, khi quyết định đầu tư vào các quốc gia ASEAN, những hiểu biết về đặc tính địa phương đóng vai trò quan trọng như thế nào? Làm thế nào để đạt được hiệu quả chi phí? Những khía cạnh nào cần được xem xét?

Ông Tan: Mỗi quốc gia ASEAN đều có những đặc tính độc đáo riêng biệt, với những thế mạnh và thách thức khác nhau, với sự phân hóa đa dạng về môi trường kinh doanh, chế độ thuế doanh nghiệp, ưu đãi đầu tư, trình độ nhân lực, cơ sở hạ tầng, chi phí vận hành và năng lực chuỗi cung ứng, điều mà các doanh nghiệp nên cân nhắc trước khi đầu tư vào ASEAN. Quan trọng là, mặc dù các chính phủ ASEAN đã cùng nhau làm việc và đạt được một số thành công nhất định trong công tác hội nhập thương mại khu vực, mỗi quốc gia ASEAN vẫn có những hệ thống và luật pháp khác nhau. Tình hình thức tế còn phức tạp hơn, do đôi khi các tập quán ở địa phương có thể không đồng nhất với quy định luật pháp. Ví dụ, chúng tôi từng phát hiện ra những trường hợp mà trong đó các cơ quan quản lý địa phương từ chối cung cấp ưu đãi về đầu tư và hoàn thuế mà không đưa ra lý do, mặc dù doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu về pháp lý. Hiểu biết một cách sâu sắc về tập quán địa phương là rất quan trọng để doanh nghiệp nắm bắt thành công những yêu cầu thực tiễn tại khu vực. Nó cũng giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá xem quốc gia nào đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đầu tư cụ thể của họ, và liệu họ có quản lý được những rủi ro hoặc những biến đổi tại địa phương.

FW: Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường thương mại ảnh hưởng như thế nào đến cách các công ty đa quốc gia quản lý chuỗi cung ứng? Họ nên làm gì để bắt kịp với xu hướng hiện tại?

Ông Ball: Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường thương mại đòi hỏi các công ty phải vận hành chuỗi cung ứng của mình một cách chủ động, để tránh bỏ lỡ các cơ hội hoặc chậm trễ phát hiện ra những hạn chế. Các công ty nên tìm hiểu các lựa chọn cho việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng và bổ sung các yếu tố đảm bảo tính bền vững cho chuỗi cung ứng của họ. Mục tiêu là để hoạt động sản xuất và phân phối được thực hiện với chi phí thấp, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng và điều tiết rủi ro. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải lập những kế hoạch dài hạn với khả năng nhìn được bức tranh tổng thể.

Ngoài việc thường xuyên theo dõi tác động của những thay đổi trong môi trường thương mại, doanh nghiệp cũng nên tìm cách phối hợp với các cơ quan quản lý để định hướng các chính sách thương mại. Chúng tôi đã thấy những doanh nghiệp thành công trong việc tạo ra sự chắc chắn hơn trong chuỗi cung ứng của họ, bằng cách chủ động hợp tác với các nhà hoạch định chính sách trong ASEAN.

FW: Hiện nay, số lượng các hiệp định thương mại tự do (FTA) trên toàn thế giới ngày càng tăng. Hiện tượng này mang lại những lợi thế tiềm năng nào cho các nước ASEAN nói riêng và cho khả năng tiếp cận thị trường nói chung?

Ông Ball: Hiện có gần 300 hiệp định thương mại khu vực và nhiều hiệp định thương mại song phương có hiệu lực trên toàn thế giới. Việc nắm bắt được tất cả các hiệp định vốn dĩ đã là một nhiệm vụ đầy thách thức, chưa kể đến việc phải có hiểu biết sâu sắc về tất cả các quy tắc và nghĩa vụ bên trong mỗi hiệp định. Tuy nhiên, mặc dù sự gia tăng số lượng FTA tạo ra nhiều phức tạp, nó cũng mang lại lợi ích tiềm năng rất lớn.

Những lợi ích quan trọng nhất chính là việc loại bỏ và cắt giảm thuế quan, và sự tăng cường kết nối, cho phép các công ty có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hơn. Hầu hết các nước ASEAN đã loại bỏ hơn 99% các dòng thuế đối với hàng xuất nhập khẩu nội khối ASEAN theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA). Điều này giúp các công ty sản xuất trong khu vực ASEAN, và hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ASEAN, được tiếp cận một thị trường chung với hơn 650 triệu người.

Một số nước ASEAN cũng đã ký kết nhiều FTA với các nước ngoài ASEAN, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – hiệp định được ký kết giữa 11 quốc gia từ hai bờ Thái Bình Dương, chiếm khoảng 14% nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định này đã có hiệu lực tại 7 quốc gia. Theo quy định của CPTPP, những công ty thu mua nguyên liệu và sản xuất tại các nước ASEAN - như Singapore, Việt Nam, Brunei và Malaysia – sẽ có cơ hội tiếp cận các thị trường Úc, Canada, Nhật Bản, Mexico và New Zealand. Các nước ASEAN có thể được chọn làm nơi sản xuất hàng hóa với chi phí thấp, để xuất khẩu sang những vùng khác trên thế giới.

FW: Ông có lời khuyên nào dành cho những công ty khi tìm hiểu về mạng lưới các FTA, khi mà các FTA này rất phức tạp và khó hiểu? Theo ông, liệu các FTA có thật sự quan trọng đối với doanh nghiệp?

Ông Ball: FTA mang lại những lợi ích khổng lồ mà các công ty không thể bỏ qua. Chúng giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại. Sự khác biệt giữa thuế suất ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và thuế suất theo các FTA có thể rất lớn. Dần dần, những doanh nghiệp không biết tận dụng các lợi ích này thì cũng sẽ tự đánh mất khả năng cạnh tranh. Chúng tôi đã bắt gặp những trường hợp các công ty từ chối mua hàng từ các nhà cung ứng nếu họ không thể cung cấp được các tài liệu hỗ trợ, chẳng hạn như giấy chứng nhận xuất xứ, để được hưởng theo mức thuế suất ưu đãi.

Tuy nhiên, các FTA là tập hợp những điều kiện thương mại, và mỗi FTA có những quy tắc riêng. Các quy tắc này thường mang tính kỹ thuật cao và khó diễn giải. Trên cùng một FTA, các cơ quan hải quan có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến những tranh cãi. Các công ty cần hiểu cả pháp luật và thực tiễn địa phương để áp dụng thành công FTA. Khi tìm hiểu các FTA, các công ty nên tìm hiểu xem các quy tắc xuất xứ có thể đáp ứng được hay không, và xem xét các giải pháp thay thế để đáp ứng các quy tắc. Chi phí cho việc tuân thủ, chẳng hạn như thiết lập hệ thống kiểm soát và duy trì hồ sơ, cũng nên được xem xét. Nhiều công ty tránh sử dụng FTA vì họ thấy chúng đặc biệt rủi ro. Tuy nhiên, doanh nghiệp không có gì phải lo lắng nếu họ có đủ kiến thức và các biện pháp quản lý FTA. Những lợi ích tiềm năng có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi cho các công ty.

FW: Những loại hình ưu đãi đầu tư nào thường được các nước ASEAN đưa ra để thu hút nhà đầu tư nước ngoài? Các công ty nên cân nhắc những gì khi đầu tư vào khu vực, để có thể tận dụng những ưu đãi này?

Bà Yeo: Xét trên cả khu vực trong một thập kỷ qua, ASEAN đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhờ vào nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dòng vốn FDI mạnh mẽ này không phải là sự ngẫu nhiên. Các chính phủ ở ASEAN từ lâu đã chủ động áp dụng các công cụ chính sách tài khóa như ưu đãi thuế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mỗi quốc gia ASEAN đã thiết lập nhiều chương trình khuyến khích, cung cấp nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các địa phương tương ứng. Các chương trình này đã được triển khai thông qua nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thành lập các đặc khu kinh tế, hoàn thuế và hỗ trợ tín dụng cho các khoản đầu tư, miễn giảm và ưu đãi thuế suất, giảm thuế thu nhập cá nhân, cũng như ưu đãi thuế gián tiếp và hỗ trợ thông quan.

Ông Tan: Các chính sách ưu đãi đã phát huy hiệu quả trong việc thu hút đầu tư từ nhiều ngành khác nhau vào ASEAN. Ví dụ, Thái Lan đã trở thành trung tâm sản xuất sản phẩm tiêu dùng và ô tô. Malaysia đang thu hút nhiều công ty hóa dầu và các công ty hàng không vũ trụ. Việt Nam đang thu hút một loạt các ngành công nghiệp, bao gồm dệt may và các công ty điện tử lớn. Thú vị thay, bên cạnh việc thâm nhập các thị trường xa xôi, các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc cũng đang muốn đầu tư vào ASEAN.

FW: Các vị dự đoán gì về tình hình thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài tại ASEAN trong tương lai? Các vị có tin vào tương lai tươi sáng phía trước?

Bà Yeo: Các chính phủ ở ASEAN chắc chắn sẽ tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực, tăng cường kết hợp cả hai nền kinh tế truyền thống và nền kinh tế kỹ thuật số, phù hợp với định hướng của bản kế hoạch chi tiết Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Cùng với đó, chúng ta có thể kỳ vọng các nước trong ASEAN tiếp tục loại bỏ thuế xuất nhập khẩu cho nhau nhiều hơn, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, và cho phép lao động có kỹ năng được di chuyển dễ dàng hơn. Chúng tôi hy vọng rằng các cam kết của AEC sẽ nhanh chóng được thực hiện. Câu chuyện về đầu tư nước ngoài tại ASEAN hiện đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, và với chủ trương hội nhập và chuyển đổi kinh tế, chúng tôi tin rằng khu vực này sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Nguồn: Financier Worldwide

Từ khóa: ASEAN, hội nhập kinh tế, tự do thương mại, toàn cầu hóa, chiến tranh thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402179
Go to top