Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANAEC: Thách thức lớn cho các doanh nghiệp Thái Lan

AEC: Thách thức lớn cho các doanh nghiệp Thái Lan

 

Thailand1

Năm 2015 sẽ là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với Thái Lan, khi cả chính phủ lẫn khu vực tư nhân phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho việc hội nhập đầy đủ vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Hội nhập khu vực bắt đầu từ năm 2016 sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Thái Lan có sự chuẩn bị tốt, nhưng thách thức là làm sao để chuẩn bị kịp trong khi còn rất nhiều doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu.

Thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập AEC đang mang đến nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức cho nhiều nước tham gia, trong đó có Thái Lan.

Theo thông tin của Cục Đàm phán Thương mại, AEC sẽ có tổng dân số hơn 575 triệu USD và giá trị thương mại hàng năm lên đến trên 1,4 nghìn tỷ USD.

Tầm nhìn ASEAN trong tương lai là tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có sức cạnh tranh cao, trong đó có một dòng chảy tự do cho hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và vốn, phát triển kinh tế công bằng và xóa đói giảm nghèo và giảm sự bất bình đẳng kinh tế-xã hội.
AKP Mochtan, Phó Tổng thư ký ASEAN cho biết các chỉ số kinh tế của ASEAN rất sáng sủa, với tổng sản phẩm GDP của ASEAN đã tăng trưởng 5% trong năm 2013.

Mặt dù năm 2014 mức tăng trưởng của khu vực được dự báo sẽ giảm nhẹ còn khoảng 4,6% nhưng năm 2015 tăng trưởng sẽ tăng trở lại và dự báo sẽ đạt khoảng 5,3%, ông nói thêm rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm sau hội nhập khu vực. Ban Thư ký ASEAN sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính của khu vực, giải quyết các điểm yếu nội tại - đặc biệt là cơ sở hạ tầng - và làm sâu sắc hơn hội nhập kinh tế và tự do hóa, nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại và đầu tư.

Theo thống kê từ năm 1993 đến 2013, thương mại nội khối ASEAN đang tăng trưởng với tốc độ ấn tượng, trung bình hàng năm 10,5% - cao hơn tốc độ tăng trưởng thương mại của toàn Asean (9.2%) và tăng trưởng của thương mại của Asean với ngoài khối (8,9%).

Thị phần thương mại nội khối so với thương mại toàn Asean trong giai đoạn này được nhìn nhận có xu hướng ngày càng tăng, từ 19,2% năm 1993 lên 22% năm 2000, và đã đạt 24,2% năm 2013 và chiếm 25% GDP của khu vực.

ASEAN, là thị trường xuất khẩu rất quan trọng đối với Thái Lan, chiếm khoảng 20% tổng giá trị thương mại của nước này trong năm 2013.

Một số đối tác thương mại lớn ngoài khu vực, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong thương mại ASEAN tổng thể, nhưng lại đóng vai trò quan trọng với một số mặt hàng cụ thể. Các mặt hàng này hầu hết là những mặt hàng mà ASEAN phải phụ thuộc cao như: thịt và len từ Úc và New Zealand; quặng cobalt làm giàu của Canada; bã dầu đậu phộng, phế liệu rắn khác từ Ấn Độ; và amiăng từ Nga.

Bên cạnh đó, trong năm 2013 ASEAN đã giữ vững vị trí xuất khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm sản xuât, với thặng dư thương mại tương ứng đạt 44 tỷ USD và 7 tỷ USD. Cũng năm 2013, ASEAN duy trì được danh hiệu xuất khẩu gạo ròng, với thặng dư thương mại đạt 6,5 tỷ USD.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ năm 2000 đến 2013, dòng vốn FDI nội khối ASEAN đã tăng với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 25%, dòng vốn FDI ngoài ASEAN có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 13%. Tổng dòng vốn FDI ngoài ASEAN năm 2013 đạt 122 tỷ USD, và FDI nội khối ASEAN đạt 101 tỷ USD.

Nguồn vốn FDI đầu tư vào ASEAN chủ yếu đến từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, 22% , Nhật Bản (18,%), các nước thành viên ASEAN (17,4%), Trung Quốc (7,1%) và Hồng Kông (3,7%). Trong đó chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (70%) và sản xuất.

Các chuyên gia kinh tế kêu gọi các doanh nghiệp Thái khẩn trương chuẩn bị cho hội nhập thị trường chung ASEAN, và tìm kiếm các cơ hội lớn hơn cho thương mại và đầu tư cả trong và ngoài khu vực.

Somkiat Tangkitvanich, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, cho biết AEC sẽ tạo ra sự liên kết sâu rộng về thương mại, đầu tư và sự di chuyển tự do lao động.

Mặc dù một số trở ngại vẫn sẽ tồn tại, như các hàng rào phi thuế quan và thủ tục hải quan, AEC sẽ tạo nhiều cơ hội hơn giúp các doanh nghiệp Thái Lan tự điều chỉnh mình, vì không thể né tránh được những xu hướng toàn cầu của tự do hóa thương mại, ông nói.

"Thuận lợi lớn nhất đến từ AEC chính là thị trường thương mại sẽ mở rộng gấp 10, thị trường lao động tăng 9 lần, và cơ hội lớn hơn để tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn năng lượng khác," ông nói thêm.

Somkiat nói chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng là cách tận dụng hiệu quả nhất các lợi ích của các hệ thống mới và các luồng dân cư, thông tin, thương mại và kinh doanh.

Chutinun Siriyananda, Giám đốc Vụ Các biện pháp Thương mại thuộc bộ Ngoại thương, cho biết các doanh nghiệp Thái Lan, và đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ cần phải có ý thức hơn về các biện pháp phi thuế quan, trong bối cảnh sẽ có khả năng nhiều quốc gia áp đặt thêm những rào cản để bảo vệ thị trường trong nước của họ khi thuế quan đã về đến con số không.

Các biện pháp phi thuế quan có thể sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực môi trường, lao động và áp thuế chống bán phá giá, ông nói.

Để đảm bảo sự thâm nhập thị trường, Chutinun cho biết công ty sẽ phát triển các sản phẩm và dịch vụ của họ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như với nhu cầu riêng của từng thị trường, và luôn luôn cập nhật các quy tắc và các quy định mới.

Theo http://www.nationmultimedia.com - PT

Từ khóa: Cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC, thách thức, doanh nghiệp, Thái Lan, Việt Nam

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405503
Go to top