Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANNhững thách thức của hội nhập ASEAN năm 2015

Những thách thức của hội nhập ASEAN năm 2015

AECflags

Khi Asean đang hướng tới thành lập một cộng đồng chung vào cuối năm 2015, một câu hỏi lớn được đặt ra: liệu cộng đồng này có thật sự gắn kết được với nhau?

Asean đã mất gần 5 thập kỷ để tiến xa như vậy với một kế hoạch đầy tham vọng về hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Những người quen thuộc với khu vực Đông Nam Á và sự đa dạng của khu vực này ngay lập tức sẽ hiểu những khó khăn mà các nước ASEAN đã phải vượt qua để có được thành tựu như hiện tại. Ngoài mục tiêu xây dựng một cộng đồng chung trong khu vực, các quốc gia ASEAN cũng phải chắc chắn rằng các thành viên phải phát triển đồng đều, do đó, việc đạt được mục tiêu vẫn còn là một quá trình rất dài.

Hiện tại, ASEAN đã có những bước tiến lớn trong việc giảm nghèo đói ở các nước thành viên từ 45% (năm 1990) xuống còn khoảng 15% (năm 2010). Tầng lớp có thu nhập trung bình trong ASEAN gồm 630 triệu người, tăng từ 15% (năm 1990) lên 37% (năm 2010), tức tăng 144 triệu người, trong khi nhóm này ở Trung Quốc tăng 230 triệu người và Ấn Độ là 75 triệu người. Tầng lớp trung lưu ở Asean nhiều hơn so với Ấn Độ, mặc dù thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Nhóm có thu nhập trung bình này sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới ở Đông Nam Á và là một phần của một động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Một xu hướng khác là đầu tư đến từ khắp nơi trên thế giới. Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đang đến gần, các nhà đầu tư mới xuất hiện và tận dụng lợi thế của thị trường ASEAN – thị trường còn lớn hơn so với Liên minh châu Âu. Các nhà đầu tư này biết rõ tiềm năng của ASEAN và mong muốn đến sớm nhằm kịp khai thác sức mạnh kinh tế đang lên của khu vực này.

Từ góc độ khu vực, tại thời điểm này cả ASEAN và Trung Quốc đã được hưởng lượng đầu tư trực tiếp rất lớn từ nước ngoài. Trong năm 2013, ASEAN đã nhận mức đầu tư 126 tỷ USD, nhiều hơn 2 tỷ USD so với Trung Quốc (124 tỷ USD). Indonesia, Việt Nam và Myanmar cũng đang thu hút sự gia tăng đầu tư mới từ nước ngoài. Xu hướng trong tương lai rất có lợi cho ASEAN vì ASEAN đang nỗ lực xây dựng cộng đồng chung. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của khu vực này là nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể trước đối thủ Trung Quốc.

Bất chấp những tiến bộ đáng khích lệ này, ASEAN vẫn cần xóa nghèo đói ở các nước thành viên. Trong năm 2010, có 100 triệu người sống trong nghèo đói. Mục đích cuối cùng của hội nhập ASEAN là để cải thiện các tiêu chuẩn sống và chất lượng cuộc sống. Nếu không, cộng đồng mà các nhà lãnh đạo ASEAN cam kết lấy người dân làm trung tâm sẽ thất bại. Bên cạnh đó, một số nước Asean vẫn còn tụt lại phía sau trong việc thực hiện các biện pháp sau biên giới, chẳng hạn như cơ chế một cửa quốc gia, tự do hóa đầu tư, dịch vụ,....

Đối với trường hợp Thái Lan, Hội đồng Cải cách quốc gia Thái Lan gần đây đã xác định được 106 điều luật Thái Lan cần phải được sửa đổi để thực hiện đầy đủ các kế hoạch hành động của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Mặc dù chính phủ Prayut đã xem việc hội nhập kinh tế ASEAN là ưu tiên hàng đầu của đất nước, các quan chức Thái Lan vẫn chưa thống nhất được ý kiến. Hơn 6 tháng đã trôi qua, và chính phủ Thái Lan vẫn đang đấu tranh để cải thiện biểu đánh giá lộ trình thực hiện AEC của nước này. Rất có thể Thái Lan sẽ không thực hiện được đầy đủ các cam kết của mình khi thời hạn AEC đến.

Không chỉ riêng Thái Lan, các thành viên ASEAN khác cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch chi tiết của AEC. Tổng thống Indonesia và Philippines cần phải tỏ rõ ý chí chính trị hơn nữa nếu muốn hội nhập sâu hơn vào cộng đồng kinh tế ASEAN. Xếp hạng thứ năm trong việc thực hiện kế hoạch AEC, Malaysia còn nhiều việc cần thực hiện, đồng thời cũng cần phải khắc phục hậu quả lũ lụt ở bờ biển phía đông nước này.

Cuối cùng, để hội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN ngày một sâu hơn, cần có một cơ chế giám sát hiệu quả trong khu vực để theo dõi các cam kết và chất lượng thực hiện cam kết của từng thành viên. Nếu không, việc ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất chung và một thị trường chung duy nhất mang tính cạnh tranh vẫn rất khó thành hiện thực.

Theo http://www.nationmultimedia.com - TV

Từ khóa: Cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC, hội nhập, thách thức, Đông Nam Á

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405895
Go to top