Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtTự do hóa dịch vụ AEC: con đường còn dài

Tự do hóa dịch vụ AEC: con đường còn dài

 

Hotel-service

Năm 2015 Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức ra đời, tuy nhiên vẫn còn đó một khối lượng công việc khổng lồ cần phải giải quyết. Một trong những nền tảng trụ cột của hội nhập khu vực là tự do hóa thương mại và dịch vụ, cho phép các nhà đầu tư ASEAN sở hữu đến 70% cổ phần trong các doanh nghiệp dịch vụ.

Mục tiêu này đã được chứng minh là thách thức lớn nhất và cần ít nhất 2 năm cho các cuộc đàm phán. Nếu các quốc gia thành viên ASEAN vẫn kiên định với thời hạn chót là năm 2015, thì mỗi thành viên phải tự vận động để tăng tốc độ tự do hóa ngành dịch vụ của mình trong khuôn khổ các cuộc đàm phán mà thời gian còn lại rất hạn chế. Điều này là khó khăn lớn vì còn có sự chênh lệch về sự phát triển ngành dịch vụ giữa các quốc gia thành viên.

AEC cũng đã tính đến sự chênh lệch về trình độ phát triển và cho phép các thành viên linh hoạt trong vấn đề tự do hóa nền kinh tế của mình. Các thành viên đã tận dụng tối đa sự linh hoạt này trong quá trình đàm phán tự do hóa thương mại dịch vụ để bảo vệ cho ngành dịch vụ của mình trước các tác động tiềm năng. Và điều này cũng có nghĩa là nó sẽ tạo ra sức ì cho các doanh nghiệp dịch vụ địa phương trước yêu cầu đổi mới và cải thiện khả năng cạnh tranh để chuẩn bị cho môi trường tự do hóa.

Ngành khách sạn được xác định như là một trong những "ngành ưu tiên hội nhập" của AEC. Thái Lan đã tăng giới hạn sở hữu trong ngành khách sạn đến 70% cho các nhà đầu tư ASEAN – ngoại trừ phân khúc khách sạn hạng siêu sang (6 sao) – thuộc gói thứ tám của các cam kết riêng theo Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS). Giới hạn sở hữu trong bảy gói trước là 49%.

Thực tế là yêu cầu giới hạn về vốn chủ sở hữu cũng tăng, khi đầu tư khách sạn 6 sao đòi hỏi nhà đầu tư phải bỏ ra số vốn tối thiểu là 500 triệu baht, thêm vào đó, công ty đầu tư vào tài sản này có thể nhận được thêm ưu đãi từ Cục Đầu tư. Thái Lan cho phép phân khúc khách sạn 6 sao được sở hữu và kiểm soát 100% bởi người nước ngoài. Việc đầu tư vào khách sạn loại này cũng khá dễ dàng nhận được sự chấp thuận của Cục Đầu tư vì nó đòi hỏi quy mô đầu tư lớn và thường là cần vốn ngoại và các nhà đầu tư nước ngoài.

Các gói thỏa thuận AFAS thường có hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Điều này đúng với hầu hết các nước Asean, ngoại trừ Singapore và Việt Nam.

Indonesia cho phép các nhà đầu tư thuộc Asean sở hữu 100% cổ phần khách sạn nhưng chỉ ở một số vị trí nhất định, Malaysia chỉ ch phép các nhà đầu tư thuộc ASEAN sở hữu 70% cổ phần khách sạn 4 và 5 sao, trong khi Philippines quy định rằng các nhà đầu tư ASEAN chỉ có thể giữ 49% cổ phần trong lĩnh vực này.

Mặc dù thương mại tự do hoá hàng hoá, dịch vụ nằm là tiêu điểm của của AEC, điều mà doanh nghiệp mong muốn nhất là thay đổi để tạo thuận lợi thương mại, và trong lĩnh vực này còn rất nhiều chi tiết phải được hoàn thành. Ví dụ, việc kỳ vọng vào Asean Một Cửa đòi hỏi mạng lưới cơ sở hạ tầng cho phép các thương nhân quốc tế gửi các văn bản yêu cầu như nhập khẩu / giấy phép xuất khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan thương mại quốc tế các nước thành viên tại một địa điểm duy nhất hoặc thực thể duy nhất.

Hiện nay, hệ thống một cửa quốc gia của Thái Lan đã kết nối 17 cơ quan chính phủ với nhau, tăng so với con số 12 trong năm 2013. Tuy nhiên, để có đầy đủ chức năng, hệ thống phải kết nối được 37 cơ quan từ cả khu vực công và tư . Đây là yêu cầu rất cao khi nó đòi hỏi phải hoàn thành trong 12 tháng tiếp theo. Cuối cùng, trở ngại lớn nhất đối với sự ra đời của AEC vào cuối năm 2015 là tiến độ đàm phán chưa có sự tăng tốc cần thiết ngoài quyết tâm sẵn sàng hội nhập của các quốc gia thành viên. Vì vậy, ngày 31 tháng 12 có lẽ sẽ chỉ là một khởi đầu cho AEC, mà không phải là một thời hạn cứng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên thụ động chờ đợi cho đến khi AEC "hoàn thành", vì như vậy họ sẽ bỏ lỡ cơ hội của mình. Thay vào đó, họ nên coi các điều kiện thị trường là yếu tố quyết định và tận dụng lợi thế của các công cụ và các kênh hiện có để tận dụng được các cơ hội đầu tư và thâm nhập thị trường.

Nhu cầu từ người tiêu dùng, chứ không phải là môi trường pháp lý là yếu tố mà các doanh nghiệp cần xem xét đầu tiên. Ví dụ, số lượng du khách đến Indonesia tăng trung bình 7% một năm từ 2002 đến 2013, và tiềm năng tăng trưởng của nó vẫn còn tăng, bằng chứng là tốc độ tăng trưởng đạt 9% trong năm 2014. Điều này cho thấy nhu cầu cho khách sạn cũng sẽ tăng tương ứng, đặc biệt là ở thủ đô Jakarta. Vì vậy, đầu tư khách sạn ở Jakarta sẽ dường như là có tiềm năng lớn hơn ở các thành phố khác.

Mặc dù Indonesia sẽ chỉ nới lỏng quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn tại các vị trí ngoài thủ đô, tuy nhiên các nhà đầu tư khách sạn Asean quan tâm đến Jakarta vẫn có các tùy chọn khác như liên doanh với doanh nghiệp Indonesia.

Theo http://www.bangkokpost.com/ - PT

Từ khóa: Tự do hóa dịch vụ, AEC, cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam, hội nhập khu vực, du lịch, nha hàng, khách sạn

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404955
Go to top