Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtBất chấp khác biệt, ASEAN vẫn có thể mở rộng tiềm năng chung của khối

Bất chấp khác biệt, ASEAN vẫn có thể mở rộng tiềm năng chung của khối

ASEAN10

Liệu 10 quốc gia có nền văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, hệ thống chính trị và mức độ phát triển kinh tế khác nhau có thể mở rộng tiềm năng chung? Dựa trên tầm nhìn đầy tham vọng về hợp tác của các lãnh đạo 10 quốc gia trên, việc mở rộng tiềm năng chung có khả năng sẽ thực hiện được.

Khởi đầu đơn giản chỉ là ý tưởng thúc đẩy thương mại bằng cách cắt giảm thuế quan, nhưng hiện nay đã phát triển thành một kế hoạch chi tiết cho một thị trường mở đầy năng động với 600 triệu người tiêu dùng và một cơ sở sản xuất chung duy nhất có thể cạnh tranh trực tiếp với các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chuyển đổi khu vực Đông Nam Á và vai trò của khu vực này trong nền kinh tế toàn cầu.

Tiềm năng kinh tế của ASEAN chắc chắn rất ấn tượng. Các thành viên của ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng nhau sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới. Hơn nữa, thương mại của ASEAN đã tăng gấp 3 lần trong thập kỷ qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đổ vào khu vực do nhiều công ty đa quốc gia hy vọng sẽ tận dụng được tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng và vị trí chiến lược nằm tại ngã tư của Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Kế hoạch xây dựng AEC bao gồm việc loại bỏ các rào cản trong dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động trong khu vực. Viện Toàn cầu McKinsey ước tính rằng, nếu thực hiện đầy đủ toàn bộ chiến lược hội nhập này và chiếm được một thị phần lớn hơn trong sản xuất toàn cầu, GDP hàng năm của các nước ASEAN có thể đạt 280 – 625 tỷ USD vào năm 2030.

Một phần của sự tăng trưởng trên bắt nguồn từ việc khuyến khích các công ty trong nước mở rộng ra khỏi thị trường nội địa. Bằng cách làm cho xuất khẩu trở nên hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn – trong một số lĩnh vực thậm chí rẻ hơn đến 20% - một loạt hàng hóa và dịch vụ sẽ nằm trong khả năng chi tiêu của hàng triệu người tiêu dùng mới. Điều này có thể thúc đẩy tiêu dùng trên toàn khu vực Đông Nam Á, dẫn đến việc tiếp tục gia tăng tăng trưởng.

Nhưng mục tiêu trở thành một thị trường chung thống nhất của ASEAN thì còn khá lâu mới có thể hoàn thành. Tuy mức thuế suất bình quân của năm nước thành viên sáng lập (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) đã gần như bằng 0 từ năm 2010, một số rào cản vẫn cần được loại bỏ. Một cuộc khảo sát của MGI đối với các doanh nghiệp trong khu vực cho thấy những hạn chế về đầu tư và sở hữu nước ngoài, các tiêu chuẩn và quy định không phù hợp, thủ tục hải quan không hiệu quả là những rào cản thương mại lớn nhất còn lại.

Mặc dù việc hội nhập hoàn toàn có thể sẽ không thực thi kịp thời hạn năm 2015, các nỗ lực gần đây đều thể hiện sự cấp bách. Do mức lương ở Trung Quốc tăng, nền kinh tế khu vực Đông Nam Á đang có cơ hội trở thành "nhà máy của thế giới". Tất nhiên, trong dài hạn, nếu chỉ cạnh tranh dựa trên cơ sở tiền lương thấp thì sẽ không đủ để nâng cao tiêu chuẩn sống. ASEAN cũng sẽ phải cạnh tranh về năng suất – yếu tố mà các nước như Campuchia, Indonesia và Việt Nam hiện đang ở thế bất lợi. Trừ Singapore và Brunei, năng suất lao động bình quân trong ASEAN vẫn còn thấp hơn so với Trung Quốc khoảng 40%.

Để ASEAN thực sự trở thành một cỗ máy sản xuất, các nền kinh tế có thu nhập thấp của khu vực này sẽ cần phải tập trung vào việc hiện đại hóa thiết bị, quy trình sản xuất và kỹ năng đào tạo lực lượng lao động. Khu vực này cũng cần tăng và duy trì đầu tư dành cho việc giải quyết các hạn chế về cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí vận tải.

Một số nhà phân tích khẳng định rằng, cho dù thực hiện tất cả những điều trên, các thành viên ASEAN cũng quá khác nhau về trình độ phát triển kinh tế để tạo ra một thực thể duy nhất có hoạt động thông suốt. Nhưng không giống như Liên minh châu Âu, ASEAN không cố gắng trở thành một liên minh tiền tệ.

Trong thực tế, việc ASEAN đặt trọng tâm vào thương mại khiến cho tính đa dạng của khu vực này trở thành lợi thế, vì các công ty sẽ tìm cách tận dụng chi phí lao động thấp ở một số nước này và khả năng sản xuất hàng trung gian ở một số nước khác, trong khi tiếp cận vào một trong những trung tâm tài chính và vận tải phức tạp nhất thế giới. Mặc dù đôi khi các nước thành viên có thể phải cạnh tranh với nhau để giành thị phần và các hoạt động đa quốc gia, các khu vực chuyên môn hóa của các nước ASEAN phần lớn sẽ được bổ sung.

Các nền kinh tế có thu nhập thấp của ASEAN đã bày tỏ lo ngại rằng họ sẽ bỏ lỡ rất nhiều lợi ích của việc hội nhập sâu hơn, nhưng điều này không hẳn sẽ xảy ra. Ví dụ như Mexico đã hưởng được nhiều lợi ích kinh tế hơn so với Mỹ và Canada từ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề lo lắng trên đã phản ánh một thách thức quan trọng mà ASEAN phải đối mặt. Kể từ khi thành lập, ASEAN về cơ bản là một dự án "từ trên xuống", do các nhà lãnh đạo trong khu vực điều khiển thay vì người dân. Nhưng khi các nước thành viên trở nên dân chủ hơn, việc nắm chắc sự ủng hộ của công chúng trở nên ngày càng quan trọng - nghĩa là các nhà lãnh đạo ASEAN phải nỗ lực tuyên truyền những lợi ích của việc hội nhập một cách hiệu quả hơn.

Đồng thời, chính phủ các nước ASEAN phải đôn đốc các doanh nghiệp trong nước mở rộng sang các thị trường lân cận. Lãnh đạo của một số nước thành viên vẫn còn chưa nhận thức đầy đủ về các cơ hội mà hội nhập mang lại, và việc loại bỏ một số rào cản hành chính quan trọng có thể cần một thời gian dài để đi vào thực hiện. Đứng trên góc độ của các quốc gia này, hạn chế đầu tư nước ngoài và rào cản thương mại có thể tiếp tục giúp bảo hộ nhiều ngành công nghiệp trong nước thoát khỏi áp lực cạnh tranh. Hiện tại, các nước ASEAN cần quyết định nên tiếp tục bảo hộ hay tái khẳng định các cam kết về cởi mở hơn trong tiếp cận thị trường. Tuy lựa chọn thứ hai sẽ giúp một số nước được hưởng nhiều lợi ích hơn các nước còn lại, lựa chọn này cũng có thể giúp kích thích phát triển năng suất tổng thể của khu vực.

Cũng là một nhóm các nước trong khu vực nhưng ASEAN không có quan hệ thể chế sâu sắc và liên kết cơ sở hạ tầng như các thành viên Liên minh châu Âu. ASEAN cũng chưa xây dựng được một chuỗi cung ứng thông suốt như kênh thương mại lớn xuyên suốt của Bắc Mỹ. Nhưng nếu ASEAN có thể thực hiện thi được tầm nhìn đề ra trong Kế hoạch AEC, khu vực này có thể sẽ đạt được bước phát triển rất lớn.

Theo http://www.dailystar.com.lb - TV

Từ khóa: Cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC, tiềm năng, khác biệt, phát triển, hội nhập

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007406020
Go to top