Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtĐã đến lúc cần xem xét lại “Nguyên tắc đồng thuận” trong WTO

Đã đến lúc cần xem xét lại “Nguyên tắc đồng thuận” trong WTO

 

Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, Roberto Azevedo, đã kêu gọi một cuộc cải tổ WTO. Tuần trước, ông tuyên bố WTO đang trong "tình trạng nghiêm trọng nhất” và bây giờ cần phải triệu tập các cuộc đàm phán khủng hoảng với các nước thành viên.

WTO

Một trong những đề xuất cải cách chính, được tán thành bởi Mỹ và Liên minh châu Âu, là loại bỏ nguyên tắc ra quyết định dựa vào sự đồng thuận - một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO. Điều đó có thể nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định, nhưng nó cũng có thể hủy hoại một trong những “tài sản” lớn nhất của WTO: đó là tính hợp pháp của nó.

Ấn Độ thực sự muốn gì ở WTO?

Thỏa thuận toàn cầu nhằm thúc đẩy thương mại bằng cách minh bạch luật pháp và cải cách thủ tục hải quan đang bị đình trệ. Sự bế tắc bắt đầu vào tháng 7, khi Ấn Độ quyết định không thông qua Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại, Hiệp định mà các thành viên WTO đã nhất trí tại Bali vào cuối năm 2013. Chính phủ Narendra Modi của Ấn Độ khăng khăng yêu cầu WTO phải giải quyết nhanh hơn các mối quan tâm về an ninh lương thực của mình thay vì cuối năm 2017 như đã thoả thuận ở Bali. Các nhà Đàm phán Mỹ đã đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực song Ấn Độ vẫn giữ quan điểm của mình. Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm tới 1/4 thế giới, nhưng việc lấy điều này ra làm “con tin” đối với toàn bộ chương trình nghị sự của WTO thì thực sự là khó hiểu.

Trong ngắn hạn, sự bất đồng của Ấn Độ có thể cản trở một vài bước trong tiến trình thực hiện gói Bali, mà các bộ trưởng thương mại đã đồng ý sau nhiều năm trì trệ của Vòng đàm phán thương mại đa phương Doha. Chúng bao gồm các thỏa thuận về tạo thuận lợi thương mại và một gói ưu đãi dành cho các nước thành viên kém phát triển. Tuy nhiên, về dài hạn, các thành viên WTO đã yêu cầu Ủy ban đàm phán thương mại của WTO chuẩn bị một kế hoạch hoạt động vào cuối năm 2014 để tìm cách khơi thông và thúc đẩy các cuộc đàm phán trong các lĩnh vực khác.

Ảnh hưởng đến WTO và hệ thống đa phương?

Toàn bộ chương trình nghị sự WTO đã bị đình trệ bởi lập trường cứng rắn của Ấn Độ. Đại sứ Mỹ tại WTO, Michael Punke than thở "Lòng tin đã tan vỡ .... các kết quả có được từ Bali hầu như đã tiêu tan và được thay thế bằng câu hỏi rằng có thể có hiệp định đa phương hay không?". Ngày 16 tháng 10, Tổng giám đốc WTO Roberto Azevêdo báo cáo trước các thành viên rằng các nhà đàm phán đã không thể tìm thấy giải pháp cho sự bế tắc này.

Ấn Độ sẽ không từ bỏ chương trình an ninh lương thực của mình nếu không có một giải pháp lâu dài cho vấn đề này. Uy tín của WTO bị đe dọa, hiệp định đa phương đang đứng trước bờ vực phá sản, tại sao Ấn Độ lại hành động như vậy?

Lý do là hầu hết các cuộc đàm phán "đa phương" lớn đang diễn ra bên ngoài của WTO là đơn giản: các hiệp định trong WTO cần sự chấp thuận của tất cả các thành viên để tiến hành. Nhưng sự chấp thuận bởi tất cả các thành viên chỉ xảy ra khi nội dung của các thỏa thuận là không có tranh cãi và do đó quy tắc này là thiếu tính khả thi.

Một cuộc cải cách như vậy sẽ loại bỏ quyền phủ quyết của quốc gia riêng lẻ, cho phép thỏa thuận có thể tiến triển trong WTO cho dù có thành viên nào đó phản đối. Kết quả là các cuộc đàm phán đa phương - cuộc đàm phán liên quan đến chỉ một số nước chứ không phải là toàn bộ thành viên của WTO - có khả năng sẽ trở thành nguyên tắc hoạt động chính của tổ chức này.

Theo http://www.japantimes.co.jp - PT

Từ khóa: xem xét, Nguyên tắc, đồng thuận, WTO

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415785
Go to top