Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềVấn đề mua sắm chính phủ trong đàm phán TPP và TTIP

Vấn đề mua sắm chính phủ trong đàm phán TPP và TTIP

Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và xuyên Đại Tây Dương (TTIP) là các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ bao hàm các quy định về mua sắm chính phủ. Mục tiêu đàm phán về mua sắm chính phủ trong TPP cũng như trong các FTA khác là tương đối đơn giản gồm việc mở cửa và xây dựng các quy tắt để đảm bảo hoạt động mua sắm của các chính phủ giữa các nước thành viên TPP được thực hiện một cách công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử.

TPP3

Trong khi đó, đàm phán TTIP phức tạp hơn với các mục tiêu sâu hơn. Để thành công TTIP phải thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn trong các cam kết về mua sắm chính phủ cũng như các vấn đề khác trong Hiệp định về mua sắm chính phủ (GPA) của WTO trong khuôn khổ chương trình đàm phán Doha. Vì vậy, đàm phán mua sắm chính phủ trong TPP và TTIP có sự khác biệt đáng kể.

TPP: đàm phán về mua sắm chính phủ đã được đơn giản hóa bởi thực tế tất cả các đối tác TPP, ngoại trừ Malaysia và Việt Nam, đã mở của cho việc mua sắm theo các hiệp định thương mại. Ví dụ, Mỹ có cam kết mua sắm với Australia, Canada, Chile, Mexico, Peru và Singapore hay Nhật Bản, Canada và Singapore đều có các hiệp định GPA tương tự.

Liên quan tới vấn đề tiếp cận thị trường, mục đích chính của TPP là đảm bảo rằng Malaysia và Việt Nam sẽ mở cửa thị trường mua sắm chính phủ một cách tương đối so với các đối tác khác. Một thách thức trong vấn đề này là khả năng mở rộng ưu đãi của Malaysia do chính sách “bumiputera” (dân tộc Mã Lai) theo đó Malaysia đưa ra ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước trong tất cả các quy trình mua sắm chính phủ, trừ khi trong nước không có hoặc không đủ khả năng cung cấp. Để tạo điều kiện cho Malaysia và Việt Nam mở của thị trường mua sắm chính phủ, TPP cần đưa ra các biện pháp chuyển tiếp cho 2 nước này như cách mà Mỹ đã áp dụng trong các FTA với các nước đang phát triển khác.

Đối với các nước khác trong TPP, các cuộc đàm phán tập trung vào việc mở rộng cam kết hiện có theo các FTA đã ký kết trước đó. Hiện vẫn chưa rõ liệu TPP có bao hàm vấn đề mua sắm chính phủ ở cấp độ địa phương hay không, trong khi Mỹ đã cho biết họ không có ý định đưa vấn đề này vào TPP mặc dù trước đó Mỹ đã có cam kết trong các FTA với Australia, Chile, Peru và Singapore.

Các nguyên tắc về mua sắm chính phủ của TPP được kỳ vọng sẽ tuân theo Hiệp định GPA mới được sửa đổi gần đây của WTO vì đây là nền tảng cho hầu hết các hiệp định tự do thương mại giữa các thành viên TPP, chỉ trừ trường hợp Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) vì hiệp định này được đàm phán trước khi GPA ra đời.

TTIP: Các cuộc đàm phán TTIP được phát triển trên cơ sở các cam kết hiện có của Mỹ và EU theo Hiệp định GPA của WTO và thỏa thuận trao đổi năm 1995.

Theo đó, Mỹ đã cấp cho EU cơ hội tiếp cận thị trường mua sắm chính phủ ưu đãi nhất so với bất kỳ đối tác thương mại nào khác. Tuy nhiên, EU đã không làm điều tương tự đối với Mỹ. Thay vào đó, EU từ chối quyền lợi hợp pháp của Mỹ khi quy định tỷ lệ tham gia của Mỹ trong quá trình mua sắm chính phủ, bao gồm hoạt động mua sắm ở cấp độ địa phương (trừ trong lĩnh vực điện) và khoảng 200 cơ quan chính phủ ở cấp trung ương. Quy định này cũng không có nhiều ý nghĩa vì trên thực tế các công ty Mỹ thường nhận được khả năng thâm nhập “loại trừ” để không phải tuân theo quy định này. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề để các bên phải đàm phán trong TTIP.

Một vấn đề khác với nhiều khó khăn hơn liên quan đến mua sắm ở cấp độ địa địa phương là EU mong muốn sẽ có thể mở rộng áp dụng quy định về mua sắm chính phủ với các chính quyền cấp bang của Mỹ kể cả 13 bang không thuộc hiệp định GPA mà Mỹ đã tham gia. Vì việc mở rộng này cần được chính quyền cấp bang thông qua, do đó cần thuyết phục các chính quyền địa phương về lợi ích khi Mỹ ký kết TTIP.

Một yêu cầu khác của EU trong đàm phán TTIP (và Canada trong đàm phán TPP) là cam kết của Mỹ không áp đặt bất kỳ quy định “Mua sắm hàng hóa Mỹ” nào trong tương lai như cách mà Mỹ đã làm với đạo luật tái đầu tư năm 2009 (ARRA).

Theo http://americastradepolicy.com - PC

Từ khóa:TPP, TIIP, mua sắm, chính phủ

Chuyên mục

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404559
Go to top