Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiThương mại toàn cầu : Ba bài học lớn từ virus corona

Thương mại toàn cầu : Ba bài học lớn từ virus corona

usa trade china 11.3.2021

Trao đổi mậu dịch toàn cầu đi về đâu sau đại dịch Covid-19? Cùng với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, virus corona đang làm nổi bật những « cột trụ » mới của hoạt động xuất nhập khẩu của thế giới vào lúc lĩnh vực này bị đẩy vào một vùng sương mù.

Một năm trước đây, không ai nghĩ là siêu vi xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, đẩy toàn thế giới vào khủng hoảng y tế và kinh tế nghiêm trọng nhất từ cả trăm năm qua. Trong cuộc thử thách này, Trung Quốc lại là nền kinh tế thoát khỏi vòng kềm tỏa của virus corona chủng mới nhanh chóng nhất.

Trong lĩnh vực thương mại, Bắc Kinh bất ngờ đẩy kim ngạch xuất khẩu trong tháng Giêng và tháng Hai năm 2021 tăng hơn 60 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Thặng dư mậu dịch của Trung Quốc với Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2021 cao gấp đôi so với 12 tháng trước đây, theo thống kê của Hải Quan Trung Quốc.

Trong 12 tháng qua, virus corona đã làm thay đổi cục diện thương mại của thế giới như thế nào? Hoạt động xuất nhập khẩu phải thích nghi ra sao, ai được, ai thua và câu hỏi quan trọng nhất: về lâu dài đâu là những tác động của đại dịch đối với thương mại toàn cầu?

Trên đài RFI Pháp ngữ, ông Sébastien Breteau, chủ tịch - tổng giám đốc tập đoàn QIMA, chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trước hết nhắc lại cú sốc mà công ty của ông đã phải đối mặt trong những tháng đầu 2020:

« Đã có nhiều xáo trộn trong năm vừa qua, khi các nhà máy tại Trung Quốc đột ngột đóng cửa từ tháng Giêng đến tháng Ba. Bước sang đến tháng Tư thì đến lượt Pháp: mọi hoạt động đều đã dừng lại. Doanh thu của chúng tôi trong tháng 4/2020 giảm 35 %; tháng Năm giảm thêm 30 % nữa. Nhưng đến tháng Sáu thì chỉ còn giảm có 7 % và sau đó thì đã tăng lên trở lại. Đà phục hồi này nhanh ngoài sự mong đợi và chủ yếu là nhờ cỗ máy kinh tế Trung Quốc đã được khởi động lại. Ngoài ra, chúng tôi đã phải thích nghi với tình huống mới, có nghĩa là làm việc từ xa. Chúng tôi giám sát và kiểm tra chất lượng hàng hóa qua mạng thay vì phải đi đến tận các nhà máy ».

QIMA được sáng lập tại Hồng Kông, chuyên thực hiện những cuộc kiểm tra chất lượng của các mặt hàng xuất nhập khẩu, kiểm tra những chuẩn mực an toàn lao động, vệ sinh … trong quá trình sản xuất. Sau hơn 10 năm hoạt động, QIMA giờ đây có 45 văn phòng trên thế giới, với hơn 4.000 nhân viên. Như vừa nói, dịch Covid-19 khiến nhân viên của công ty không thể đến tận các nhà máy để xét nghiệm, mà phần lớn các công tác kiểm tra này được thực hiện qua video.

Theo thống kê của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, 2020 là một năm đen tối đối với khu vực xuất nhập khẩu của toàn cầu, nhưng trong cái rủi cũng có một chút may mắn : tổng trao đổi mậu dịch có giảm, nhưng mức độ tuột dốc đã nhẹ hơn so với các dự phóng, như ghi nhận của kinh tế gia Sébastien Jean, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng và Thông Tin Quốc Tế CEPII của Pháp:

« Một năm mà thương mại thế giới đảo điên, với những trồi sụt liên tiếp nối đuôi nhau với cường độ và tốc độ đột ngột chưa từng thấy. Điều này đã thể hiện qua giai đoạn châu Âu bị thiếu nguyên liệu, thiếu khẩu trang đến mức mà Liên Âu đã phải cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế và nhất là khẩu trang. Châu Á cũng hoang mang không kém : nhiều nơi đã cấm xuất khẩu lương thực, tôi nghĩ đến trường hợp của Việt Nam đã tạm thời cấm xuất khẩu gạo. Đó là dấu hiệu của sự hoảng loạn về mậu dịch quốc tế. Nhưng tình hình đã ổn định trở lại từ mùa hè 2020. Sang mùa thu thì châu Âu lại điêu đứng, nhiều nước áp dụng trở lại các biện pháp phong tỏa. Trong tình cảnh đó, không thể dự báo trước bất kỳ điều gì. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thì công tác dự báo là điều cơ bản và bên mua cũng như bên bán đều cần có những dự báo rõ ràng ».

Covid-19 không mấy « friendly » với ngành dịch vụ

Bị đẩy vào vùng sương mù vì thiếu dự báo là bài học đắt giá thứ nhất dịch Covid-19 đã dậy cho giới trong ngành, trong lúc mà khâu dự báo là kim chỉ nam của những hãng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, đây chỉ là những khó khăn nhất thời. Bên cạnh đó, giám đốc CEPII Sébastien Jean nói đến dấu ấn đậm thứ nhì mà đại dịch lần này để lại cho mậu dịch toàn cầu :

« Đây là một cuộc khủng hoảng rất khác thường. Chính những biện pháp nhằm ngăn chận đà lây lan của virus corona đã làm tê liệt kinh tế. Nhìn kỹ hơn nữa thì các hoạt động kinh tế đã bị đóng băng theo hai giai đoạn : trước hết là các hãng xưởng phải đóng cửa. Kế tới thì khu vực sản xuất phải tự xoay sở và khác với đợt khủng hoảng tài chính 2008 chẳng hạn, kỳ này khu vực dịch vụ bị nặng hơn cả. Về thương mại, thông thường, khi kinh tế bị chựng lại, thì chỉ số về mậu dịch giảm mạnh gấp ba, thậm chí là gấp bốn lần, so với đà sụt giảm của GDP. Lần này thì khoảng cách đó được thu hẹp. Lý do là ngành sản xuất công nghiệp ít bị tác động hơn. Virus corona đánh mạnh vào các nhà cung cấp dịch vụ hơn là vào guồng máy công nghiệp ».  

Địa chính trị, virus và mậu dịch

Virus corona bùng lên trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khơi mào từ 2018 và chính sách bảo hộ của chính quyền Trump đã gây khó khăn cho các hoạt động giao thương trên thế giới. Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều vào chính quyền Biden để giảm nhẹ, hoặc dỡ bỏ hẳn một số biện pháp đánh thuế trên hàng nhập khẩu vào Mỹ.

Với Liên Âu, Washington mới có một cử chỉ hòa hoãn, tạm dừng trong 4 tháng các biện pháp đánh thuế lẫn nhau xuất phát từ tranh chấp liên quan đến hai tập đoàn chế tạo máy bay Boeing và Airbus. Khi được hỏi về yếu tố địa chính trị trên bàn cờ thương mại, giám đốc trung tâm nghiên cứu CEPII của Pháp, Sébastien Jean, nêu bật những thách thức đang ở trước mặt:

« Về ngắn hạn, sự kiện Mỹ thay đổi chính quyền không ảnh hưởng gì nhiều đến các hoạt động thương mại toàn cầu. Những thay đổi hiện nay chỉ liên quan đến vấn đề tổ chức lại và thời gian cần thiết để thích nghi với tình huống. Tuy vậy về lâu dài, chúng ta thấy có một sự tiếp nối trong chính sách ngoại thương của tổng thống Biden so với của người tiền nhiệm là ông Trump. Công luận Mỹ đã thất vọng nhiều về tiến trình toàn cầu hóa. Mô hình đó đã không cho phép đem lại những kết quả như mong muốn  mà trái lại đã gây ra nhiều thế mất cần bằng.

Công luận cho rằng Hoa Kỳ đã thua thiệt nhiều với tiến trình toàn cầu hóa, vì đã mở cửa cho Trung Quốc hội nhập. Dưới chính quyền Biden, Washington sẽ tiếp tục đương đầu với Trung Quốc. Chỉ hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ phối hợp với Liên Âu trên hồ sơ này. Không có chuyện mậu dịch quốc tế quay trở lại như hồi 20 năm về trước. Cộng đồng quốc tế đã nhận ra rằng, Trung Quốc hô hào hội nhập, nhưng về thực chất thì vẫn hoạt động trong một hệ thống khác và những khác biệt giữa tầm nhìn của Trung Quốc với phương Tây có chiều hướng gia tăng. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, quốc tế phải làm thế nào để dung hòa các chính sách thương mại theo mô hình kinh tế thị trường của Mỹ, với mô hình của Trung Quốc mà ở đó Đảng và Nhà Nước kiểm soát tất cả. Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đang vấp phải trở ngại đó. Điều đáng tiếc là từ 25 năm qua tổ chức này đã không thể bảo đảm cho tất cả các thành viên một sân chơi bình đẳng ».

Việt Nam trên bàn cờ thương mại quốc tế

Mỹ muốn giảm bớt mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc. Từ 4, 5 năm nay đã có một sự thay đổi và các luồng vốn đầu tư đã chuyển hướng về một số quốc gia trong vùng như Việt Nam, Bangladesh hay Cam Bốt… Xu hướng này sẽ tiếp tục dưới thời tổng tống Biden. Mỹ và cả châu Âu đang từng bước đa dạng hóa các nguồn cung ứng. Trên bàn cờ thương mại mới này, mọi chú ý đang hướng về Việt Nam. Chủ tịch - tổng giám đốc hãng QIMA Sébastien Breteau phân tích :

« Chúng ta đang trông thấy Việt Nam mạnh mẽ trỗi lên. Đồng ý là hiện thời Việt Nam chỉ có 14 triệu lao động trong ngành xuất nhập khẩu và như vậy không thấm vào đâu so với 100 triệu của Trung Quốc. Nhưng Việt Nam là một điểm tựa cho khu vực sản xuất. Quốc gia Đông Nam Á này đã kiểm soát rất tốt đà lây lan của đại dịch Covid-19 và không thể chối cãi là về kinh tế, Việt Nam đã ghi được những bàn thắng quan trọng từ khủng hoảng lần này, thậm chí còn củng cố được vị thế của mình trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ -Trung. Tôi nghĩ là chính quyền Biden tiếp tục duy trì áp lực với Bắc Kinh, lên hàng hóa của Trung Quốc ».  

Vào lúc Bắc Kinh đề ra mục tiêu trở lại với tỷ lệ tăng trưởng trên 6 % cho năm nay, rồi liên tục phô trương những thành tích về kinh tế và thương mại, các viện nghiên cứu quốc tế hoài nghi về tính xác thực của các thống kê Trung Quốc.

Leland Miller, giám đốc cơ quan tư vấn Mỹ về kinh tế châu Á, China Beige Book Consultancy, lưu ý « hàng tỷ nhân dân tệ bơm vào các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc hồi năm 2019 đã hoàn toàn không được nhắc tới trong các thống kê chính thức. Điều đó đã cho phép Bắc Kinh thổi phồng khả năng đầu tư trong những tháng đầu năm 2020 ».

Chuyên gia Mỹ Derek Scissors của viện nghiên cứu AEI cũng hoàn toàn không tin tưởng vào những báo cáo tăng trưởng tươi sáng của nền kinh tế thứ nhì thế giới. Giám đốc Viện Nghiên Cứu về Kinh Tế Trung Quốc IDREC của Pháp, bà Françoise Renard, đưa ra cùng quan điểm.

Về thương mại, các nhà phân tích đánh giá khủng hoảng y tế lần này đã để lộ rõ mức độ lệ thuộc quá lớn của thế giới vào gã khổng lồ Trung Quốc. Đó là một kinh nghiệm mà cộng đồng quốc tế không muốn lập lại trong tương lai và đây sẽ là cơ hội cho nhiều nền kinh tế khác trong khu vực. Thêm vào đó, hãy coi chừng những thành công sáng chói của mậu dịch Trung Quốc sẽ châm ngòi cho những cuộc chiến thương mại khác trong tương lai giữa phần còn lại của thế giới với Bắc Kinh. 

Nguồn: RFI

Từ khóa: Trung Quốc, Mỹ, tự do mậu dịch, thương mại, châu Á, quốc tế, kinh tế

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391941
Go to top